Lễ cúng Giao thừa trong nhà và ngoài trời cần chuẩn bị đồ lễ khác nhau:
- Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời: Tùy từng phong tục tập quán vùng miền mà có những lễ vật dâng cúng giao thừa ngoài trời khác nhau. Thông thường gồm:
- 1 con gà trống hoa luộc nguyên con có mào cờ, mỏ ngậm bông hoa hồng. Một số nơi có thể thay thế bằng 1 chiếc thủ lợn.
- 1 đĩa xôi gấc (hoặc bánh chưng)
- 1 mâm ngũ
- Bánh kẹo
- Rượu
- Trà
- Nhang, đèn
- Quả cau, lá trầu
- 1 đĩa muối 1 đĩa gạo
- Mâm cúng giao thừa ở miền Bắc: Mâm cơm cúng giao thừa của người miền Bắc thường là những món ăn truyền thống, bao gồm 4 bát, 4 đĩa. Nếu cỗ lớn hay gia đình có điều kiện thì bao gồm 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa. Thông thường, các món ăn đó là: Bát móng giò hầm măng, bát bóng nấu thập cẩm, bát mọc, bát miến nấu lòng gà. Đĩa thịt gà luộc, đĩa giò lụa, đĩa nem, đĩa giò xào, đĩa nộm, đĩa hành muối, đĩa bánh chưng.
- Mâm cúng giao thừa ở miền Trung: Mâm cỗ cúng giao thừa ở miền Trung thường sẽ có cả bánh chưng và bánh tét. Ngoài ra, mâm cỗ giao thừa còn bao gồm các món ăn khác như: Đĩa giò lụa Huế Đĩa thịt đông Đĩa gà bóp rau răm Bát măng khô ninh Đĩa dưa muối Đĩa chả Huế Đĩa thịt heo luộc Đĩa ram Dưa giá Bát miến Đĩa cá chiên...
- Mâm cúng giao thừa ở miền Nam: Do đặc trưng thời tiết nắng nóng nên mâm cỗ của người miền Nam thường ưu tiên các món nguội như: Canh măng tươi Canh khổ qua nhồi thịt Chả giò Củ kiệu Thịt kho hột vịt Gỏi tôm thịt Dưa giá Bánh tét ăn kèm củ cải ngâm nước mắm... Các loại đồ cúng chung khác: 1 đĩa trầu cau 1 đĩa trái cây gồm 5 loại quả 1 đĩa muối 1 đĩa gạo 3 hoặc 5 ly trà 1 bình hoa cúng Vàng mã Bánh mứt các loại tùy vào gia đình Nhang đèn...