Thiên can là một khái niệm quen thuộc trong phong thủy. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ Thiên can là gì và ứng dụng thực tế của nó. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu chủ đề này, tham khảo ngay!
Mục lục
1. Thiên Can là gì?
Thiên Can hay Thập can là tên gọi của một thuật ngữ trong phong thủy, có thể dùng như một đơn vị thuật số gắn liền với 12 con giáp. Thiên can thường được dùng để căn cứ luận giải tương lai hay vận số của con người. Theo đó, có 10 Thiên can bao gồm: Giáp, Bính, Ất, Đinh, Kỷ, Mậu, Canh, Nhâm, Tân, Quý.
Quy luật Thiên can, Địa chi và Thuyết thái cực chính là kết quả của quá trình nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo về văn hóa dân gian của người Trung Hoa xưa. Chúng có lịch sử lâu đời trong văn hóa tâm linh của Trung Quốc và các nước lân cận như: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc…
2. Nguồn gốc ra đời của Thiên Can là gì? Ứng dụng của Thiên Can
Những năm 2700 trước công nguyên, Đại Nhiễu đã nhận được lệnh tạo ra hệ thống lịch năm. Ông này đã nghiên cứu và khám phá quy luật giữa trái đất với bầu trời và các mùa trong năm. Sau đó, ông sáng tạo ra Thiên Can Địa Chi, gồm 10 Thiên Can và 12 Địa Chi. Đây chính là nền móng đầu tiên của bộ lịch gốc.
Theo một thuyết khác, thời vua Phục Hy có một vị cao nhân đã tìm ra được Hà Đồ. Trên Hà Đồ có 10 con số chia dựa vào Ngũ Hành. Do đó, người xưa dùng những con số này để tạo ra Thập Thiên Can. Căn cứ vào Thiên, Can Địa Chi bạn có thể tự tính toán và luận giải được hướng đi, tình thế hay tương lai của một người.
3. Mối liên hệ giữa Thiên Can & Địa Chi trong Ngũ Hành
Ngũ hành được xây dựng trên 2 mối quan hệ cơ bản là hỗ trợ (tương sinh) và đối nghịch (tương khắc). Thiên Can và Địa Chi cũng có một quy luật như sau:
Thiên Can | Địa Chi | ||
Dương | Âm | Dương | Âm |
Canh - Nhâm - Ất - Bính - Mậu | Tân - Quý - Ất - Đinh - Kỷ | Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất | Sửu, Hợi, Dậu, Mùi, Tỵ, Mão |
Đối với quan niệm của người xưa, Thiên Can và Địa Chi là một thể trừu tượng. Cùng với Ngũ hành, Thiên Can, Địa Chi như một hệ vận động có quan hệ chặt chẽ, được biểu thị như sau:
Từ sơ đồ trên có thể rút ra được nguyên tắc:
- Hướng Đông có Mộc gồm có Ất và Giáp.
- Hướng Nam có Hoả gồm có Đinh và Bính.
- Hướng Tây có Kim gồm có Tân và Canh.
- Hướng Bắc có Thuỷ gồm có Quý và Nhâm.
- Ở trung cục có Thổ gồm có Kỷ và Mậu.
4. Có bao nhiêu Thiên Can trong phong thủy?
Trong phong thủy có 10 thiên can lần lượt là:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Giáp | Ất | Bính | Đinh | Canh | Tân | Nhâm | Quý | Mậu | Kỷ |
Theo quy luật của Thiên Can thì:
- Những Thiên Can mang số lẻ là Thiên Can dương: Giáp, Bính, Nhâm, Canh, Mậu.
- Những Thiên Can mang số chẵn là Thiên Can âm: Ất, Đinh, Tân, Quý, Kỷ.
Vậy ý nghĩa âm dương của Thiên Can là gì? Mua Bán mời bạn tham khảo phần tiếp theo của bài viết!
5. Ý nghĩa và thuộc tính của 10 Thiên Can
5.1 Thiên Can Dương
Những Thiên Can dương thường có ý nghĩa như sau:
Thiên Can | Giáp | Bính | Nhâm | Canh | Mậu |
Mệnh | Mộc | Hỏa | Thủy | Kim | Thổ |
Dịch ra | Cây lớn ở đại ngàn | Ngọn lửa bùng cháy từ mặt trời | Biển rộng, song lớn | Sự sắc bén của kim loại | Mảnh đất rộng, màu mỡ |
Ý nghĩa | Tính cưng trực, không sợ sóng gió, có tinh thần trách nhiệm | Sự máu lửa, nhiệt huyết và hào phóng tuy nhiên rất tham vọng | Sự vô tư, rộng lượng, hào phóng, nhưng lại chậm chạp | Sự nhạy bén, có khả năng kinh doanh, năng khiếu văn học | Thế mạnh giao tiếp, trọng bề ngoài tuy vậy không có chính kiến. |
>>> Đọc Thêm: Tam hợp tứ hành xung là gì? Tuổi hợp và kỵ của 12 con giáp
5.2 Thiên Can Âm
Những Thiên Can âm thường có ý nghĩa như sau:
Thiên Can | Ất | Đinh | Tân | Quý | Kỷ |
Mệnh | Mộc | Hỏa | Kim | Thủy | Thổ |
Dịch ra | Cây nhỏ, mềm yếu | Ngọn lửa sẽ cháy lớn trong điều kiện tốt | Màu vàng cám | Nước mưa | Đất đai không phì nhiêu màu mỡ |
Ý nghĩa | Chỉ sự cẩn thận tuy nhiên bảo thủ, cố chấp | Tính cách trầm tuy vậy bên trong rất sôi nổi | Tính cách nhẫn nại, có ý chí, đôi khi ngoan cố. | Tính cách cương trực, ý chí vượt qua gian khó. | Đề cao sự cẩn thận, chi tiết nhưng ít kỷ, hơi hẹp hòi. |
Tham khảo tin đăng mua bán nhà đất hợp phong thủy tại đây: