Chắc chắn các bạn đã nhìn thấy ký hiệu SOS ở đâu đó, hoặc bạn cũng được nghe rất nhiều từ “Ét ô Ét” đang làm mưa làm gió mạng xã hội. Vậy ý nghĩa của SOS là gì? Tín hiệu SOS được bắt nguồn từ đâu và ứng dụng của nó trong cuộc sống hiện nay là gì? Cùng Bảo vệ Ngày và Đêm tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
- 1. SOS nghĩa là gì?
- 2. SOS bắt nguồn từ đâu?
- 3. Ứng dụng của SOS vào một số lĩnh vực
- 3.1. Lĩnh vực hàng hải
- 3.2. Lĩnh vực di động, viễn thông
- 3.3. Công tác cứu trợ xã hội
- 3.4. Lĩnh vực chế tạo đèn pin
- 3.5. Lĩnh vực công nghệ
1. SOS nghĩa là gì?
Với mục đích dễ nhớ, SOS là cụm từ viết tắt mang ý nghĩa như một yêu cầu giúp đỡ, cầu cứu. Nó đại diện cho nhiều cụm từ như “Save Our Ship” (Hãy cứu tàu của chúng tôi) , “Save our Souls” (Hãy cứu lấy linh hồn của chúng tôi), “Send Out Succor” (Gửi cứu trợ), “Save Our Shelby”, “Shoot Our Ship”, “Sinking Our Ship”, “Survivors On Shore”…
Do được sử dụng trong nhiều trường hợp khẩn cấp, nên cụm từ “SOS” vô hình chung được sử dụng để chỉ một hành động mang tính cấp bách. Ngày nay, trên một số mạng xã hội của giới trẻ xuất hiện từ lóng “Ét ô Ét” để phiên âm lại cụm từ “SOS” này.
Ví dụ như:
“So when you’re near me darling/Can’t you hear me, S.O.S?” (Một đoạn được hát trong bài hát của nhóm nhạc ABBA)
“Ét ô ét, có 1 nhóm nhạc Hàn Quốc nổi tiếng vừa đến Việt Nam.”
“SOS, Tôi cần địa chỉ của nhà hàng ăn ngon mà tuần trước chúng ta vừa ăn”
…
2. SOS bắt nguồn từ đâu?
Ban đầu, SOS (hay mã Morse SOS) được sử dụng trong lĩnh vực hàng hải quốc tế được quy định bởi người Đức. Mã Morse này được tạo ra để phát tín hiệu sự cố trên biển.
Đặc điểm của mã Morse SOS (…—… ) được thể hiện bằng 3 dấu chấm, 3 dấu gạch ngang, 3 dấu chấm. Và tất cả chúng đều được nối với nhau liên tục mà không có khoảng trống ở giữa để báo hiệu sự nguy hiểm trực quan.
Qua nhiều lần đặt lại quy ước, khi đổi sang dạng ký tự thì dấu ba chấm (…) tương ứng với chữ “S” và ba dấu gạch ngang (—) tương ứng với chữ “O”. Thêm một điều thú vị nữa là dù viết dọc hay xuôi thì chữ “SOS” dù viết xuôi hay viết ngược thì nó vẫn có nghĩa giống nhau.
Năm 1906, SOS đã được Hội nghị Quốc tế về Truyền thông Điện báo xác nhận là tín hiệu cấp cứu. Kể từ thời điểm đó, tín hiệu SOS đã được sử dụng phổ biến rộng rãi cho đến ngày nay.
Cùng nghe thử mã Morse SOS quốc tế tại đây:
https://baovengayvadem.com/wp-content/uploads/2023/07/SOS_morse_code.ogg3. Ứng dụng của SOS vào một số lĩnh vực
3.1. Lĩnh vực hàng hải
Như chúng tôi đã nói ở trên, nguồn gốc của mã Morse SOS được dùng trong lĩnh vực hàng hải và nó vẫn còn được sử dụng rộng rãi cho đến tận ngày nay.
Ngày nay, SOS trong lĩnh vực này là “Save Our Ship“, nghĩa là “Hãy cứu con tàu của chúng tôi“. Khi tàu gặp sự cố trên biển, thủy thủ đoàn sẽ gửi tín hiệu này để cầu cứu các tàu xung quanh hoặc cơ quan cứu nạn hàng hải.
Một số trường hợp gặp nạn mắc kẹt tại các bờ biển, hòn đảo,… Để đảm bảo an toàn và phòng cho các trường hợp không may xảy ra cần trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng như: kỹ năng sinh tồn, cách tạo lửa, tìm kiếm lương thực, nước,…
3.2. Lĩnh vực di động, viễn thông
Tín hiệu SOS trong lĩnh vực di động, viễn thông sẽ quen thuộc hơn với người dùng điện thoại với tính năng cuộc gọi khẩn cấp. Cuộc gọi khẩn cấp thường được sử dụng khi bạn gặp tai nạn và vị trí của bạn khi gọi sẽ được gửi đến trung tâm trợ giúp khẩn cấp để họ có thể trợ giúp bạn kịp thời.
Một vài đầu số trung tâm trợ giúp khẩn cấp dành cho bạn:
- Đầu số 112: Gọi tìm kiếm cứu nạn tại toàn quốc
- Đầu số 113: Gọi cảnh sát, công an
- Đầu số 114: Gọi cơ quan phòng cháy chữa cháy
- Đầu số 115: Gọi cơ sở y tế, bệnh viện
3.3. Công tác cứu trợ xã hội
Ở Việt Nam, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến Làng trẻ em SOS. Đây là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, phi tôn giáo được tạo ra để giúp đỡ trẻ em trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tên đầy đủ của nó là Societas Socialis. Dịch cụm từ này có nghĩa là “Xã hội có trách nhiệm với xã hội“.
Tổ chức này được tài trợ bởi các nhà hảo tâm và các tổ chức thiện nguyện. Họ sẽ chăm sóc bọn trẻ và để bọn trẻ sống trong ngôi nhà đầy sự yêu thương, quan tâm. Hiện nước ta có tổng số 17 Làng trẻ em SOS tại 17 tỉnh, thành phố trải dài từ Bắc vào Nam.
3.4. Lĩnh vực chế tạo đèn pin
Ngày nay, đèn pin là vật dụng không thể thiếu vào ban đêm. Trong trường hợp bạn đi lạc trong rừng, bị thương hay bị tai nạn ở một nơi nào đó ít người qua lại và bạn đang cần sự cứu trợ. Lúc đó, tính năng báo hiệu SOS trên một số đèn pin sẽ thực sự hữu dụng trong tình huống này.
Khi bạn bật báo hiệu cứu hộ, nó sẽ nhấp nháy giống như mã Morse SOS đó là 3 lần nhấp nháy ngắn, 3 lần nhấp nháy dài và 3 lần nhấp nháy ngắn. Khi ai đó nhìn thấy tín hiệu này, họ sẽ đến hỗ trợ bạn kịp thời.
3.5. Lĩnh vực công nghệ
Khác với những lĩnh vực trên, SOS trong lĩnh vực công nghệ được mang nghĩa là System of Systems (SoS), hiểu đơn giản là tập hợp các nguồn lực và khả năng của hệ thống chuyên dụng nhằm tạo ra một hệ thống mới phức tạp hơn với nhiều chức năng và hiệu suất hơn các hệ thống đơn lẻ ban đầu.
Ví dụ: Một chiếc xe hơi là tập hợp của nhiều hệ thống đơn lẻ (hệ thống phanh tự động, hộp số máy, gương chiếu hậu tự động, hệ thống cần gạt nước thông minh, hộp đen,…) và người ta sẽ tập hợp những hệ thống đơn lẻ này với nhau để tạo ra 1 hệ thống phức tạp hơn (chiếc xe hơi) với lại nhiều tính năng và hiệu suất cao.
Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu SOS là gì? Ý nghĩa và ứng dụng của thuật ngữ này trong các lĩnh vực cuộc sống. Hy vọng bài viết trên Bảo vệ Ngày và Đêm đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.