Lỗi chính tả là lỗi rất hay gặp hiện nay ở một số người Việt Nam. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sai chính tả, đó có thể là do từ ngữ vùng miền, do phát âm,...Tuy nhiên dù như thế nào thì chúng ta cũng cần nên viết đúng, đọc đúng để giúp từ ngữ được giữ nguyên vẹn ý nghĩa cũng như sử dụng đúng với hoàn cảnh giao tiếp. Trong số các từ sai chính tả phổ biến hiện nay, hai từ “sai sót” và sai xót” là hai từ dễ bị sai nhiều nhất, đặc biệt là văn viết. Chúng ta cùng phân biệt lỗi chính tả “sai sót” hay “sai xót” là đúng ngay sau bài viết dưới đây nhé!
Vậy “sai sót” nghĩa là gì?
“Sai sót” là từ dùng để chỉ những điều đi ngược lại so với một chuẩn mực nào đó như sai lầm, thiếu sót, mắc lỗi,...chính những điều ấy dẫn đến những sai lầm, những lỗi trong công việc, học tập hay trong một tập thể nào đó.
- “Sai” chỉ hành động, lời nói, suy nghĩ không đúng hoặc chỉ về lỗi lầm, khuyết điểm.
- “Sót’ để chỉ về những điều còn lại, bị lược bỏ qua như thiếu sót, bỏ qua.
- Hợp đồng mua bán có nhiều chỗ còn sai sót, cần phải được rà soát lại.
- Biên bản hiện trường vụ việc có nhiều sai sót, chưa được làm rõ.
Còn “sai xót” nghĩa là gì?
“Sai xót” là từ không có mặt trong từ điển tiếng Việt, không được dùng trong viết. Mặc dù vậy, do trong văn nói, người khác vẫn có thể hiểu chúng khi ta phát âm từ này. Phần lớn người Việt Nam phát âm hai từ “sai sót” và “sai xót” tương tự nhau, không có sự phân biệt trong lúc giao tiếp.
Từ “xót” trong “sai xót” kết hợp được với những từ khác như “thương xót”, “xót xa”, “xót thương”,..Còn khi kết hợp với từ “sai” thì nó hoàn toàn toàn không mang một ý nghĩa nào cả.
Dùng “sai sót” hay “sai xót” mới đúng?
Từ dùng đúng chính là từ “sai sót” và từ sai là “sai xót’. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây sự nhầm lẫn giữa hai từ này là do việc phát âm chưa chuẩn giữa chữ “s” và “x”. Hai chữ này có phát âm khác nhau giữa các vùng miền. Đôi khi người nói không để ý nhận mạnh âm “s” mà chỉ đọc nhẹ, nghe gần giống “x”. Bởi vậy nên mới gây ra hiểu lầm giữa hai từ “sai sót” hay “sai xót’.
Có thể trong văn nói, hai từ “sai sót” và “sai xót” nghe có vẻ giống nhau và lúc giao tiếp vẫn hiểu được nhưng trong văn viết cần sự chính xác, chỉn chu và chuyên nghiệp nên phải lưu ý viết đúng chính tả, tránh những rủi ro trong công việc và học tập nhé!
Cách khắc phục lỗi chính tả s/x
- Âm “s” không đi với các vần “oa, oă, oe, uê” mà chỉ có “x” là đi với các vần này.
- Âm “x” mới láy âm với các âm đầu khác, còn “s” không có khả năng này.
Ví dụ: bờm xờm, lao xao, lòa xòa, liêu xiêu, loăn, xoăn,...
Ngoài ra, tên các thức ăn và đồ dùng liên quan đến việc nấu nướng, ăn uống thường viết với âm “x”.
Ví dụ: xôi, lạp xưởng, xúc xích,...
Cuối cùng hầu hết các danh từ còn lại viết với “s”. Ví dụ: ông sư, cây sen, cây sim, sông, suối, sấm, sét,...Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ cần chú ý như: chiếc xe, cái xẻng, mùa xuân,...
Một số câu hỏi khi gặp các trường hợp các từ ngữ gây nhầm lẫn
1. “Thiếu sót” hay “thiếu xót”?
“Thiếu sót” là từ đúng chính tả và có trong từ điển tiếng Việt. Trong đó, “thiếu” nghĩa là chưa hoàn thiện một điều gì đó hoặc chưa đủ điều kiện làm một vấn đề gì đó. Còn “sót” có nghĩa là bỏ sót. Nghĩa của từ “thiếu sót” dùng để chỉ những sơ suất, những sai sót, sai lầm gây nên những kết quả không mong muốn.
Còn từ “thiếu xót” là từ không đúng. Mặc dù khi ta chia hai từ “thiếu sót” ra, “thiếu” có nghĩa là sự biểu hiện của việc chưa đầy đủ, “xót” là từ đi kèm trong một số từ như xót xa, thương xót… dùng để chỉ một nỗi đau, nỗi buồn. Nhưng khi ghép hai từ với nhau thì ‘thiếu xót” không có trong từ điển và không có nghĩa. Bởi vậy, bạn cần chú ý sử dụng từ cho đúng nhé!
2. “Đau sót” hay “đau xót”?
“Đau xót” chính là từ đúng và xuất hiện trong từ điển tiếng Việt.
- “Đau” là cảm giác khó chịu, có thể ảnh hưởng và làm hạn chế khả năng của một người trong việc thực hiện theo một thói quen hàng ngày;
- “Xót” trong từ “thiếu xót” mang nghĩa đau thương, nỗi buồn và đi kèm với một số từ như xót xa, thương xót,...
- “Sót” là sự thiếu sót, bỏ sót khiến không thể hoàn thiện một vấn đề, sự việc nào đó.
Như vậy, chúng ta có thể biết được rằng từ đúng từ “đau xót” và từ sai là từ “đau sót”.
3. “Bỏ xót” hay “bỏ sót”
Với những phân tích trên thì từ đúng là “bỏ sót”. Ngược lại, “bỏ xót” là một từsai và không tồn tại trong từ điển tiếng Việt.
Hi vọng với chia sẻ trong bài viết trên, bạn đã biết phân biệt lỗi chính tả “sai sót” hay “sai xót” là đúng. Đọc đúng, viết đúng là cách giúp ta trân trọng giá trị của tiếng Việt, làm giàu đẹp thêm tiếng Việt.