Huyện đảo Phú Quý với diện tích hơn 17 km2 (chỉ tính đảo lớn) nhưng có tới hàng chục ngàn dân. Đây là một trong những hòn đảo có mật độ dân số khá đông. Người dân chỉ sinh sống ở đảo chính, còn ở Hòn Tranh (một đảo nhỏ bên cạnh, thuộc huyện đảo Phú Quý) và một số đảo đá hầu nhưng không có dân sinh sống.
Hành chính huyện đạo Phú Quý có 3 xã: (1) Long Hải: thôn Tân Hải, Quý Hải, Đông Hải, Phú Long; (2) Ngũ Phụng (huyện lỵ): thôn Phú An, Thương Châu, Quý Thạnh và (3) Tam Thanh: thôn Mỹ Khê, Hội An, Triều Dương
Vị trí đảo Phú Quý
Phú Quý (còn gọi là cù lao Thu hay cù lao Khoai Xứ) là một đảo nhỏ, với diện tích 16 km². Huyện đảo Phú Quý thuộc tỉnh Bình Thuận, khoảng cách tới các vùng lân cận:
- Cách thành phố Phan Thiết 120 km về hướng Đông Nam.
- Cách quần đảo Trường Sa 540 km về phía Tây Bắc.
- Cách thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa 150km (về phía Nam).
- Cách Côn Đảo 330km (về phía Đông Bắc).
- Cách thành phố Vũng Tàu 200km (về phía Đông).
Ngoài đảo chính, chung quanh đảo Phú Quý còn Hòn Đá Cao hướng tây-bắc, Hòn Đỏ hướng đông-bắc và Hòn Tranh và Hòn Hải hướng Tây Nam.
Lịch sử đảo Phú Quý
Đã từ lâu đảo Phú Quý trở nên rất quen thuộc với nhiều người qua sử sách xưa dưới nhiều tên gọi: Cổ Long, Thuận Tịnh, Cù Lao Khoai Xứ, Cù Lao Thu… Từ niên hiệu trị thứ 4 (1844) vì tiềm năng kinh tế dồi dào và số lượng đặc sản đáng kể biệt nạp cho Triều đình Huế, đảo được đổi tên từ Tổng Hạ sang Tổng Phú Quý trực thuộc huyện Tuy Phong, phủ Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận. Hiện nay, Phú Quý là một huyện đảo xa của tỉnh Bình Thuận.
Tuy là một hòn đảo nằm biệt lập giữa trùng dương nhưng dấu tích phát hiện được cho thấy đảo đã được khai phá tạo nên cuộc sống ở đảo từ rất sớm. Trong quá trình khai thác đá quánh, nhân dân đã tìm thấy những mộ vò lớn. Trong mộ có chôn theo một số công cụ lao động như rìu, bôn và cả những chiếc vòng đeo tay bằng đá với kỹ thuật chế tác rất tinh xảo. Điều này phù hợp với những giai thoại được lưu truyền rằng trước khi có sự khai phá thiên nhiên của những con người từ lục địa, ở đây đã có một giống người “Thượng” sinh sống bằng nghề hái lượm và bắt cá ven biển. Trải qua những biến thiên của lịch sử, Phú Quý là nơi hội tụ của nhiều luồng dân di cư từ lục địa ra với nhiều thành phần dân tộc khác nhau. Trong đó người Kinh đóng vai trò chủ thể.
Khi bắt đầu phát triển mạnh kỹ thuật đóng thuyền buồm với những chiếc thuyền ra được khơi xa thì cũng là lúc có nhiều người từ lục địa đặt chân lên đảo. Cùng với những phần mộ còn xót lại trên đảo, sự tích công chúa Bàng Tranh chứng tỏ người Chăm đã có mặt ở đảo này. Sự tích kể rằng: Bàng Tranh là một công chúa xinh đẹp vì chống lệnh vua cha nên bị kết tội phản nghịch nên bị kết đày ra đảo.
Bên cạnh đó, do không chịu nổi sự hà khắc của chế độ nông nô, bất mãn với triều đình phong kiến, nhiều người đã tìm đường ra đây lập kế sinh nhai. Người Kinh có mặt ở đảo cũng từ rất sớm. Lúc bấy giờ, vào một thời điểm mà triều đại phong kiến Việt Nam đang trượt nhanh trên con đường mục nát, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi. Ở các tỉnh miền trung lúc bấy giờ, những người cùng khổ hoặc phải bán vợ đợ con hoặc phải phiêu dạt đi khắp nơi để kiếm sống. Và Phú Quý là một điểm đến an lành mà họ đã tình cờ bắt gặp. Trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh (1627-1672), rất nhiều ngư dân thuộc các tỉnh duyên hải miền trung, hoặc chạy giặc lánh nạn, hoặc đi tìm nguồn cá, thuyền của họ vượt sóng trùng dương đã gặp phải những trận cuồng phong khốc liệt và “xiêu” lên đảo.
Cùng với người Kinh, một số người Hoa cũng hoà nhập vào cộng đồng cư dân ở Phú Quý. Vàơ thế kỷ 17, một số quan lại nhà Minh sau khi chống nhà Thanh thất bại, đã phải trốn ra nước ngoài. Từng đoàn thuyền vượt biển tiến về phía nam, trong số đó có hàng chục thuyền đã quyết định dừng chân lập nghiệp ở Phú Quý. Người Hoa đến đây sống dựa vào các ngành nghề như dệt tơ lụa, buôn bán. Quá trình phát triển về sau, một số người do làm ăn trở nên giàu có đã lần lượt tìm vào các thành phố lớn ở đất liền, chỉ một số ít còn lại trên đảo.
Khi dân cư ngày một đông hơn thì các hình thức tổ chức xã hội cũng dần dần được hình thành. Và thời Lê Hiển Tông - Cảnh Hưng (1740-1786), nhà Lê đã tổ chức trên đảo thành từng hộ bạch bố đến đội bạch bố rồi dần dần trở thành ấp và làng. Tuy số dân lúc bấy giờ chưa đông đúc nhưng Phú Quý có đến 14 làng và 1 ấp. Mỗi làng được lập trên cơ sở một nhóm nhỏ ngư dân, đôi lúc chỉ có từ 10 đến 12 tránh đinh và thường mang những tên cũ của địa phương trước khi đến đây lập nghiệp: Thoại Hải, Thế Hanh, Thế An, Hội Thiên, Hội Hưng, Hương Lăng, Mỹ Xuyên, Phú Ninh, An Hoà, Hải Châu, Thương Hải, Triều Dương, Hội An, Mỹ Khê và ấp Quý Thạnh. Từ niên hiệu Đồng Khánh - Nguyễn Cảnh Tông năm thứ 1 (1886), toàn đảo được tổ chức thành 11 làng và đến năm 1930 do sự sáp nhập hai làng Phú Ninh vào Phú Mỹ và Hương Lăng vào Quý Thạnh nên chỉ còn lại 9 làng: Long Hải, Phú Mỹ, An Hoà, Hải Châu, Thương Hải, Quý Thạnh, Triều Dương, Mỹ Khê và Hội An. Hiện nay, đảo được chia làm 3 xã: Long Hải, Ngũ Phụng, Tam Thanh.
Phú Quý trong một thời gian dài đã sống trong điều kiện khép kín tự cung tự cấp với những hoạt động kinh tế như trồng trọt, đánh bắt hải sản, một số ngành nghề thủ công như dệt vải, đan võng, ép dầu… Trong đó, ngư nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
Du lịch đảo Phú Quý
Đảo Phú Quý cũng có rất nhiều cảnh đẹp, có nhiều điểm tham quan hấp dẫn du khách như Hòn Hải (cột mốc A6 trên biển), Hòn Trứng, Hòn Khoai và đặc biệt là Hòn Tranh. Trên đảo còn có chùa cổ Linh Quang (xây dựng từ năm 1747), chùa Linh Sơn, đền công chúa Bàn Tranh… với nhiều huyền thoại ly kì, hấp dẫn. Vì thế, mô hình du lịch sinh thái biển, văn hóa đang rất phổ biến trên đảo.
Đảo Phú Quý có 3 xã là Tam Thanh, Ngũ Phụng và Long Hải với mật độ dân cư khá dày. Hiện nay nhu cầu vào đất liền Phan Thiết của bà con để mua sắm, chữa bệnh, học hành ngày càng cao. Tuyến vận tải biển Phan Thiết - Phú Quý, ngoài 5 tàu chuyên vận chuyển hàng hóa, còn có 4 tàu vận chuyển khách được trang bị hiện đại, tốc độ cao. Nếu như ngày trước ra đảo phải mất 7 tiếng thì hiện nay du khách chỉ mất khoảng 3 tiếng.
Nhưng từ Trung tâm Thành phố muốn di chuyển đến Phú Quý chỉ có duy nhất một cách là đi tàu. Tới bến cảng TP. Phan Thiết bạn có thể đón được tàu đi Phú Quý một cách dễ dàng. Tuy nhiên, tàu ra đảo không phải ngày nào cũng chạy, nên bạn cần gọi trước để xem lịch tàu chạy.
Hiện tại, ra Phú Quý có 2 loại tàu di chuyển ra đảo:
- Tàu chậm đi Phú Quý: Nếu đi tàu chậm bạn mất khoảng 6h đồng hồ để di chuyển. Giá vé ghế thường: 150k/người và phế phòng: 250k/người.
- Tàu cao tốc đi Phú Quý: Mất khoảng 4h để có thể di chuyển ra đảo. Giá vé di chuyển: 250k/người hoặc 350k/người tùy từng loại ghế.
Đặt vé tàu cao tốc Phú Quý Island đi đảo Phú Quý, quý hành khách vui lòng liên hệ: 0889211234 - 0889271234 - 0889371234
Một số câu hỏi thường gặp về huyện đảo Phú Quý
Đảo Phú Quý thuộc tỉnh nào?
Phú Quý là một huyện đảo thuộc tỉnh Bình Thuận, Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam.
Từ năm Thiệu Trị thứ tư (1844), vì tiềm năng kinh tế dồi dào và số lượng đặc sản đáng kể nộp cho triều đình Huế, đảo được đổi tên từ Tổng Hạ sang Tổng Phú Quý trực thuộc huyện Tuy Phong, phủ Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận.
Diện tích đảo Phú Quý là bao nhiêu?
Đảo Phú Quý có diện tích tự nhiên khoảng 17,82 km², gồm 3 xã là Long Hải, Ngũ Phụng và Tam Thanh. Đảo Phú Quý cách thành phố Phan Thiết 56 hải lý (khoảng 110km về phía Đông).
Phú Quý cũng được xem là một quần đảo với 12 đảo lớn, nhỏ nằm ngoài cùng hệ thống đảo ở cực Nam Trung Bộ, cách TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận khoảng 110 km về phía Đông Nam; cách quần đảo Trường Sa 540 km về hướng Tây Nam; cách TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa 150 km về phía Nam; cách Côn Đảo 330 km về phía Đông Bắc và cách TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 200 km về phía Đông