Nội dung bài viết
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên gặp phải việc đo lường khối lượng của các vật liệu, đồ vật hoặc thậm chí thực phẩm. Khối lượng là một khái niệm quan trọng trong khoa học và đời sống, giúp chúng ta có cái nhìn chính xác về lượng vật liệu hay đồ vật mà chúng ta đang xử lý. Để thực hiện việc đo lường này, chúng ta cần sử dụng các đơn vị đo khối lượng. Trong bài viết này, Viện đào tạo Vinacontrol sẽ giúp bạn tìm hiểu về đơn vị đo khối lượng là gì và bảng quy đổi các đơn vị đo khối lượng. Cũng như giúp bạn tính toán, chuyển đổi giữa các đơn vị đo một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Đơn vị đo khối lượng là gì?
Đơn vị đo khối lượng là một đơn vị được sử dụng để đo lường khối lượng của các vật liệu hay đồ vật.
Đơn vị phổ biến nhất để đo khối lượng là kilogram (kg). Kilogram là đơn vị cơ bản trong hệ đo lường SI (Hệ đo lường quốc tế), được chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu. Ngoài kilogram, còn có các đơn vị khác được sử dụng trong các ngành công nghiệp và thương mại, chẳng hạn như Tấn (ton), Tạ, Yến, Hectogam (hg), Decagam (dg), Gam (g), Pound (Ib),...
Đơn vị đo khối lượng là một đơn vị được sử dụng để đo lường khối lượng của các vật liệu hay đồ vật
✍ Xem thêm: Đơn vị đo độ dài và bảng quy đổi đơn vị đo độ dài
2. Bảng quy đổi đơn vị đo khối lượng đầy đủ
Tại Nước ta, các đơn vị đo khối lượng được sử dụng phổ biến bao gồm: Tấn, Tạ, Yến, Kilogram, Gram, Miligram. Dưới đây bảng quy đổi những đơn vị đo này.
Đơn vị | Giá trị quy đổi | |||||||
Tấn | Tạ | Yến | Kilogram | Hectogram | Decagram | Gram | Miligram | |
Tấn | 1 | 10 | 100 | 1.000 | 10.000 | 100.000 | 1.000.000 | 10.000.000 |
Tạ | 0.1 | 1 | 10 | 100 | 1.000 | 10.000 | 100.000 | 1.000.000 |
Yến | 0.01 | 0.1 | 1 | 10 | 100 | 1.000 | 10.000 | 100.000 |
Kilogram | 0.001 | 0.01 | 0.1 | 1 | 10 | 100 | 1.000 | 10.000 |
Hectogram | 0.0001 | 0.001 | 0.01 | 0.1 | 1 | 10 | 100 | 1.000 |
Decagram | 0.00001 | 0.0001 | 0.001 | 0.01 | 0.1 | 1 | 10 | 100 |
Gram | 0.000001 | 0.00001 | 0.0001 | 0.001 | 0.01 | 0.1 | 1 | 10 |
Miligram | 0.0000001 | 0.000001 | 0.00001 | 0.0001 | 0.001 | 0.01 | 0.1 | 1 |
Hướng dẫn đọc bảng quỷ đổi:
- Hàng dọc: Là các đơn vị đo khối lượng
- Hàng hàng: Giá trị quy đổi qua các đơn vị đo khối lượng khác.
- Ví dụ hàng đầu tiên, ta có: 1 tấn = 1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1000 Kg = 10.000 Hg = 100.000 Dg = 1.000.000 G = 10.000.000 Mg
3. Hướng dẫn quy đổi đơn vị đo khối lượng
Cách quy đổi các đơn vị đo khối lượng có thể được hình thành dựa trên logic toán học và các quy tắc xác định mối liên hệ giữa các đơn vị. Để thực hiện chuyển đổi đơn vị khối lượng một cách nhanh chóng và chính xác, cần ghi nhớ các quy tắc sau:
- Xác định thứ tự của các đơn vị khối lượng theo thứ tự từ lớn đến nhỏ hoặc ngược lại. Ví dụ: Tấn, tạ, yến, kg, hg, dag, g. Theo thứ tự này, ta có quy tắc: Mỗi đơn vị lớn gấp 10 lần so với đơn vị đứng liền kề sau nó. Ví dụ: 1 kg = 10 hg, 1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1000 kg.
- Khi chuyển đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ liền kề, chỉ cần nhân số đó với 10. Ví dụ: 3 kg = 3 x 10 = 30 hg.
- Khi chuyển đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn liền kề, chỉ cần chia số đó cho 10. Ví dụ: 20 yến = 20 / 10 = 2 tạ.
Xác định thứ tự của các đơn vị khối lượng theo thứ tự từ lớn đến nhỏ hoặc ngược lại
Lưu ý khi chuyển đổi đơn vị khối lượng:
- Xác định đúng thứ tự và mối liên hệ giữa các đơn vị để tránh nhầm lẫn.
- Khi kết quả có thừa số quá dài, có thể làm tròn hoặc rút gọn theo yêu cầu của đề bài.
- Sử dụng máy tính để đảm bảo tính chính xác và tránh sai sót.
Bằng cách ghi nhớ các quy tắc và hiểu rõ về mối liên hệ giữa các đơn vị, chúng ta có thể thực hiện chuyển đổi đơn vị khối lượng một cách dễ dàng và chính xác.
4. Hệ thống đơn vị đo khối lượng của các Quốc gia khác trên thế giới
Hiện nay, một số nước trên thế giới vẫn đang sử dụng một hệ thống đo lường khối lượng của riêng quốc gia đó. Có thể kế đến như Anh, Mỹ, Nhật,... Dưới đây là một số hệ thống đo lường khối lượng của các quốc gia này:
Hệ thống Anh
- Pound (lb): Đơn vị chính thức của hệ thống Anh, tương đương với khoảng 0.453592 kg.
- Ounce (oz): 1 lb = 16 oz.
Hệ thống Hoa Kỳ
- US Ton (short ton): 1 US ton = 2000 pounds.
- US Hundredweight (cwt): 1 US cwt = 100 pounds.
- US Quarter (qr): 1 US qr = 25 pounds.
- US Stone: 1 US stone = 14 pounds.
- Dram (dr): 1 dr = 1/256 ounces.
- Grain (gr): 1 gr = 1/7000 pounds.
Hệ thống Áo
- Metzen: 1 metzen = 56.25 kg.
Hệ thống Canada
- Hundredweight (cwt): 1 Canadian cwt = 100 pounds.
Hệ thống Trung Quốc
- Jin (斤): 1 jin = 0.5 kg.
Hệ thống Nhật Bản
- Kan (貫): 1 kan = 3.75 kg.
Hệ thống Nga
- Pood (пуд): 1 pood = 16.38 kg.
Hệ thống Ý
- Libbra: 1 libbra = 339.5 g.
5. Tìm hiểu về một số đơn vị đo khối lượng đặc biệt
Trong thực tế, ngoài những đơn vị đo phổ biến, thường được sử dụng như tấn, tạ, yến, kilogram, gam thì để đo những vật có khối lượng siêu lớn, hoặc siêu nhỏ thì con người đã quy ước những đơn vị đo dưới đây để đo lường chúng.
5.1 Cara
Cara hay Carat là đơn vị đo khối lượng sử dụng trong ngành đá quý, nó tương đương với 0,2 gram (200 miligram).
Đơn vị đo này sử dụng phổ biến nhất trong việc đo lường khối lượng của kim cương. Hiện nay, Cullinan là viên kim cương thô lớn nhất mà con người từng tìm thấy cho đến thời điểm hiện tại, được định giá lên tới 2 tỷ USD. Cullinan được phát hiện vào năm 1905 tại Nam Phi bởi Sir Thomas Cullinan, và được mua lại bởi chính quyền Transvaal để làm quà sinh nhật cho vua Edward 7 của Vương quốc Anh. Dưới đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân Joseph Asscher - Người đứng đầu công ty Asscher Diamond, Cullinan được chia cắt thành 9 viên kim cương và hàng trăm viên kim cương nhỏ. Trong đó, viên kim cương lớn nhất được gọi là "Ngôi sao Châu Phi I" hay Cullinan I" và là viên kim cương không màu lớn nhất thế giới trong thời gian dài với trọng lượng 530 carats. Viên kim cương lớn thứ nhì được gọi là "Ngôi sao Châu Phi II" hay "Cullinan II", có trọng lượng 317 carats.
Cullinan là viên kim cương thô lớn nhất
5.2 Microgram
Ug là viết tắt của microgram (mcg), đơn vị đo lường khối lượng trong hệ đo lường SI (hệ đo lường quốc tế), tương đương với một triệu phần của một gram (1 µg = 0.000001 g). Đơn vị đo lường này thường được sử dụng để đo lường lượng nhỏ của các chất dinh dưỡng và thuốc trong thực phẩm chức năng và trong lĩnh vực y tế.
Các loại vitamin được ký hiệu bằng µg (microgram) bao gồm:
- Vitamin A (retinol)
- Vitamin E (tocopherol)
- Vitamin K (phylloquinone, menaquinone)
- Folate (acid folic)
- Vitamin B12 (cobalamin)
- Vitamin B1 (thiamine)
- Vitamin B2 (riboflavin)
- Vitamin B3 (niacin)
- Vitamin B5 (pantothenic acid)
- Vitamin B6 (pyridoxine)
- Biotin (vitamin B7)
5.3 Khối lượng trái đất (M⊕)
Trong nghiên cứu thiên văn học, để đo khối lượng các hành tinh khác, người ta sử dụng Khối lượng Trái đất (M⊕) là đơn vị khối lượng tương đương của Trái đất. 1 M⊕ = 5.9722 × 1024 = 5,972E24 kg để mô tả khối lượng của các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
Ngôi sao/hành tinh | Khối lượng |
Trái đất | 5,972E24 kg |
Sao Mộc | 1,898E27 kg (317,8 M⊕) |
Sao Thiên Vương | 8,681E25 kg (14,54 M⊕) |
Sao Thổ | 5,683E26 kg (95,16 M⊕) |
Sao Hải Vương | 1,024E26 kg (17,15 M⊕) |
Sao Thủy | 3,285E23 kg (0,055 M⊕) |
Sao Hỏa | 6,39E23 kg (0,107 M⊕) |
Sao Kim | 4,867E24 kg (0,815 M⊕) |
Bảng khối lượng của các hành tinh trong hệ mặt trời
Nếu bạn muốn quy đổi các đơn vị đo khối lượng một cách nhanh chóng và chính xác thì hãy sử dụng tính năng Quy đổi đơn vị đo khối lượng. Tại đây, bạn chỉ cần nhập số và chọn quy đổi, kết quả sẽ được hiện ra trong vòng chưa đến 1 giây. Giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian tính toán.
Xem thêm kiến thức về các đơn vị đo lường khác:
✍ Xem thêm: Tổng hợp công thức tính thể tích các hình khối
✍ Xem thêm: Quy đổi đơn vị đo thể tích phổ biến qua một click chuột
✍ Xem thêm: Bảng các đơn vị đo diện tích đầy đủ
✍ Xem thêm: Áp Suất là gì?
✍ Xem thêm: Tổng hợp các công thức tính công suất
✍ Xem thêm: Đơn vị đo cường độ âm là gì?
✍ Xem thêm: Đơn vị đo điện trở là gì? Cách đọc điện trở trên thiết bị
✍ Xem thêm:Đơn vị đo điện áp là gì? Cách ổn định điện áp trong gia đình
✍ Xem thêm: Bảng đơn vị đo thời gian? Hướng dẫn quy đổi chi tiết và chính xác