1. Xe liên doanh là gì? Một số thông tin về xe liên doanh
1.1. Xe liên doanh là gì?
Trước khi tìm hiểu xe liên doanh là gì, bạn cần biết được khái niệm liên doanh. Liên doanh là sự kết hợp, liên kết với hai hoặc nhiều công ty khác nhau tạo nên một sản phẩm.
Vậy xe máy liên doanh là gì? Xe liên doanh có nghĩa là xe máy được sản xuất bởi Việt Nam và một số nước khác như Hàn, Nhật, Trung, Thái… Các dòng xe này được sử dụng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc, nhìn giống với xe của hãng nhưng lại có giá thành rẻ hơn.
Cụ thể, xe liên doanh được xếp thành hai loại khác nhau như sau:
1.1.1. Xe liên doanh sản xuất bởi công ty liên doanh
Xe này được tạo ra thông qua việc hợp tác giữa nhiều công ty hoặc nhiều quốc gia khác nhau hoặc có thể do một công ty liên doanh sản xuất (công ty này đã có giấy phép đăng ký) và được phân thành 2 loại:
- Xe liên doanh được sản xuất trong nước: Đây là dòng xe máy được lắp ráp tất cả các bộ phận tại Việt Nam và có thể sang tên, mua bán bình thường, chỉ cần làm thủ tục đăng ký và nộp thuế đầy đủ.
- Dòng xe liên doanh nhập khẩu: Đây là dòng xe máy được lắp ráp và sản xuất tại nước ngoài và khi mua về, bạn cần sang tên và đóng thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và thuế xe liên doanh nhập khẩu.
Ngoài cái tên xe liên doanh, người ta còn sử dụng cách gọi khác là “xe tạm chủng” bởi chúng được lắp từ nhiều bộ phận, linh kiện có nguồn gốc tại nhiều nơi.
Ngoài xe máy, còn có xe tải liên doanh, xe ô tô liên doanh, tuy nhiên xe máy liên doanh là phổ biến nhất. Ở nước ta, xe máy liên doanh thường gặp nhất là xe Wave S 110 liên doanh giữa 3 nước Việt - Hàn - Nhật, xe Sirius liên doanh… Còn xe tải liên doanh thì có một loại không quá phổ biến tại nước ta như Jack, Đô thành, Veam…
1.1.2. Xe liên doanh mua hoặc thuê
Đây là loại xe liên doanh do công ty nước ngoài, công ty liên doanh thuê hoặc mua và thường có biển số có chữ LD (viết tắt của liên doanh). Loại xe liên doanh này do doanh nghiệp có vốn nước ngoài 100% hay các công ty liên doanh sở hữu, hoặc thuê xe của nước khác.
Khác với loại xe liên doanh kể trên, loại này hoàn toàn là xe nhập khẩu từ nước ngoài hay xe chính hãng. Bởi vậy, khái niệm xe liên doanh kể trên vẫn được sử dụng thông dụng và phổ biến hơn.
1.2. Xe liên doanh giật là gì?
Ngoài xe liên doanh thông thường còn có xe liên doanh giật, là loại xe cũ được các chủ tiệm bán xe hoặc chủ cũ giật, sửa sang lại cho mới và đều đã qua sửa chữa. Các dòng xe liên doanh giật được bán ra thị trường với giá khá thấp.
1.3. Xe liên doanh có đắt không?
So với các dòng xe chính hãng, xe liên doanh thường có giá rẻ hơn nhưng mẫu mã không hề kém cạnh, do được sản xuất bởi nhiều công ty khác nhau, tối ưu được chi phí và hệ thống linh kiện giá rẻ. Do đó, những người “chơi xe” thay vì mua xe chính hãng thường lựa chọn xe liên doanh.
Chẳng hạn: Một chiếc xe máy chính hãng có giá khoảng 20 triệu đồng nhưng một chiếc xe máy liên doanh chỉ có giá khoảng 15 triệu đồng.
1.4. Xe liên doanh khác xe chính hãng ở điểm nào?
Nếu chỉ nhìn bên ngoài, xe liên doanh và xe thông thường giống nhau, vì vậy nếu không có kinh nghiệm bạn khó có thể phân biệt được. Để có thể phân biệt 2 loại xe này, bạn có thể dựa vào các thông tin như sau: Nếu bạn mua xe tại các thương hiệu, các hãng xe lớn, bạn sẽ được nhân viên thông báo đâu là xe liên doanh, đâu là xe chính hãng.
Bạn cũng có thể dựa vào thông tin ghi trên giấy tờ xe để phân biết. Xe liên doanh xe ghi tên công ty liên doanh sản xuất như Việt Hàn, Việt Nhật, Việt Trung, … còn xe chính hãng thì trên giấy tờ xe ghi tên thương hiệu xe. Các loại xe liên doanh cũng sẽ thấp hơn xe chính hãng khoảng 3 tới 4 triệu đồng.
2. Xe liên doanh có bền và tốt không? Liệu có nên mua?
So với các xe chính hãng, xe liên doanh thường có giá rẻ hơn và mẫu mã đẹp, chất lượng tương đương. Nghe thì có vẻ “béo bở” nhưng nhiều người khá e dè và chỉ những người “chơi xe” thì mới thường chọn mua xe liên doanh.
Trên thực tế, xe liên doanh có bản chất không hề xấu nhưng bởi vì nhiều đơn vị kinh doanh vì lợi nhuận đã độ lại xe cũ nhìn cho mới nhưng lại không đảm bảo về chất lượng nhưng lại gắn mác xe liên doanh hay một số xe cũ tái chế lại tại Trung Quốc (có người gọi là hàng Tàu) được gắn mác này và khiến nhiều trường hợp mua phải xe liên doanh “đểu” như hao xăng, nhanh hỏng, máy ì,... và khiến loại xe liên doanh mang tiếng xấu.
Tuy nhiên, nếu bạn mua được xe liên doanh chất lượng, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí cần thiết và bạn cần cân nhắc thật kỹ. Bạn nên nhờ người có kinh nghiệm tư vấn cho bạn và vào các đại lý chính hãng để được tư vấn cụ thể hơn nhé!
3. Một số hãng xe liên doanh chất lượng và được đánh giá cao
Nếu bạn đang có nhu cầu mua xe liên doanh, bạn có thể tham khảo một số dòng xe máy liên doanh được nhiều người đánh giá cao và lựa chọn sử dụng dưới đây.
- Xe Wave liên doanh: Đây là dòng xe được thiết kế kiểu dáng và mẫu mã giống hệ xe Wave chính hãng do Honda sản xuất. Dòng xe này được liên kết sản xuất giữa ba nước là Việt Nam - Hàn Quốc - Nhật Bản, ví dụ như xe Wave S 110.
- Xe Sirius liên doanh: Đây là dòng xe được công ty liên doanh với Hàn Quốc sản xuất và không phải của hãng Yamaha. Kiểu dáng dòng xe này khá giống xe chính hãng như lại có giá thấp hơn khá nhiều.
- Xe AB liên doanh: Nhiều người thường bất ngờ khi nhắc tới dòng xe Air Blade và dòng xe này được liên doanh giữa Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản. Xe AB liên doanh chỉ có giá chưa tới 30 triệu đồng, trong khi đó xe chính hãng lại có giá tới 45 tới 48 triệu đồng.
- Xe Win liên doanh: Loại xe một cộng sự giữa Việt Nam và Trung Quốc, khiến nhiều khách hàng quan tâm và chọn lựa. Nếu biết cách sử dụng, bạn có thể khai thác dòng xe này lâu dài nhất với kiểu dáng thể thao, đẹp và động cơ khỏe khoắn.
4. Một số lưu ý cần biết khi mua xe liên doanh
Hiện nay, nhiều dòng xe Tàu cũ được lắp ráp, thay thế bộ phận hoặc tái chế lại rồi sử dụng xe máy với mác liên doanh để bán ra thị trường, khiến nhiều người lầm tưởng. Các loại xe này tốn nhiên liệu, dễ bị trục trặc và hư hỏng. Vì vậy, khi mua xe liên doanh, bạn cần nắm được một số lưu ý dưới đây:
- Tìm hiểu kỹ nguồn gốc xuất xứ của xe: Bạn cần tìm hiểu về nguồn gốc và xuất xứ của xe liên doanh, xem đó là xe liên doanh của nước nào và nên ưu tiên những loại xe liên doanh giữa Việt Nam và Nhật, Hàn hoặc Thái. Các sản phẩm của họ được đầu tư nhiều hơn vì các nước này có tiếng hơn về khoa học kỹ thuật.
- Không nên ham giá rẻ: So với xe chính hãng, xe liên doanh có giá rẻ hơn, tuy nhiên không đồng nghĩa với việc giá xe ở mức quá rẻ mà chỉ ở mức vừa phải. Do đó, nếu chỉ chú ý vào giá cả của xe, bạn dễ mua phải xe hàng tàu giật lại, các bộ phận đã bị thay thế và không có độ bền tối đa khi vận hành.
- Nên nhờ những người có kinh nghiệm xem xe: Nếu không có kinh nghiệm chọn xe máy, bạn nên nhờ những người am hiểu về xe hoặc nhờ thợ để lựa chọn được chiếc xe máy ưng ý nhất để tránh khỏi những sai sót cần thiết. Khi bạn chọn kỹ lưỡng từ ban đầu, bạn sẽ có thể sử dụng xe bền và ổn định hơn.
Bên cạnh đó, bạn không nên mua ở các tiệm xe nhỏ vì hầu hết các xe đã được tân trang, giật lại, vì vậy bạn nên mua ở những địa chỉ uy tín, đáng tin cậy và có bảo hành,. Khi kiểm tra xe, bạn cũng nên kiểm tra kỹ giấy tờ xe, mức độ tiêu thụ xăng, độ bền khung sườn, kết cấu xe…
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được xe liên doanh là gì và một số thông tin cần thiết về xe liên doanh. Về bản chất, xe liên doanh không hề xấu, có mẫu mã khá đẹp và chất lượng ổn định cũng như có chi phí khá rẻ. Tuy nhiên, nhiều người độ lại xe hoặc mua xe hàng Tàu về gắn mác xe liên doanh, những xe này tiêu tốn nhiên liệu, nhanh hỏng hóc khiến nhiều người lầm tưởng rằng đó là xe liên doanh. Vì vậy, khi chọn mua xe liên doanh, bạn cần nắm được một số lưu ý kể trên để mua được xe liên doanh có chất lượng tốt nhé!