Sông núi nước Nam được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta. Tài liệu Soạn văn 9: Sông núi nước Nam, sẽ được Download.vn giới thiệu.
Mong rằng với tài liệu này, sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích cho học sinh trong quá trình học tập môn Ngữ văn lớp 9.
Soạn văn 9: Sông núi nước Nam
- Soạn bài Sông núi nước Nam chi tiết
- 1. Tác giả
- 2. Tác phẩm
- 3. Đọc - hiểu văn bản
- Soạn bài Sông núi nước Nam ngắn gọn
- 1. Chuẩn bị
- 2. Đọc hiểu
- 3. Trả lời câu hỏi
Soạn bài Sông núi nước Nam chi tiết
1. Tác giả
Chưa rõ tác giả bài thơ là ai.
2. Tác phẩm
a. Thể loại
Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật: bốn câu, mỗi câu có bảy chữ.
b. Hoàn cảnh sáng tác
Trong Đại Việt sử kí toàn thư ghi chép lại, vào năm 1076, Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, chống lại quân Tống. Một đêm, quân sĩ nghe thấy trong đền tiếng thần ngâm bài thơ trên. Bài thơ vốn không có nhan đề, về sau một số sách ghi chép tác giả là Lý Thường Kiệt, đặt tên là Sông núi nước Nam.
c. Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1: Hai câu đầu: lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, dân tộc.
- Phần 2: Hai câu sau: sự quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, dân tộc.
3. Đọc - hiểu văn bản
a. Lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, dân tộc
- Câu thơ 1: Nam quốc sơn hà Nam đế cư (Sông núi nước Nam vua Nam ở)
- Trong quan niệm của xã hội xưa: toàn bộ diện tích lãnh thổ, của cải vật chất, con người của một đất nước đều thuộc về nhà vua. Người có quyền quyết định tất cả mọi thứ, thậm chí cả quyền sinh sát.
- “Nam đế”: hoàng đế nước Nam, người đứng đầu của một quốc gia - thể hiện sự ngang hàng với phương Bắc.
- Câu thơ 2: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Vành vạch sách trời chia xứ sở)
- “Thiên thư”: sách trời - Lãnh thổ, địa phận của đất nước đã được ghi tại sách trời.
- Điều này khẳng định chủ quyền lãnh thổ của dân tộc ta là một chân lý không thể chối cãi và thay đổi được.
=> Một lời khẳng định đanh thép, bản lĩnh.
b. Sự quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, dân tộc
- Câu thơ 3: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm (Giặc giữ cớ sao xâm phạm đến đây?)
- Câu hỏi tu từ: “như hà” - “cớ sao?” nhằm khẳng định lại chủ quyền dân tộc.
- “nghịch lỗ”: khẳng định những kẻ xâm lược đi xâm lược lãnh thổ là đang làm trái ý trời.
- Câu thơ 4: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Chúng mày nhất định phải tan vỡ): Những kẻ đi xâm lược, cướp nước của dân tộc khác sẽ không có được kết thúc tốt đẹp.
=> Một lần nữa khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Soạn bài Sông núi nước Nam ngắn gọn
1. Chuẩn bị
- Sách Lĩnh Nam chích quái: Lê Hoàn năm 981 trong cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược, tương truyền được hai vị thần sông Như Nguyệt là Trương Hống, Trương Hát hiển linh phù trợ, ngâm bài thơ giữa không trung khiến quân giặc tan vỡ.
- Sách Việt điện u linh tập, sau được Đại Việt sử kí toàn thư chép lại: Năm 1076, Lí Thường Kiệt lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt chống lại quân Tống, một đêm quân sĩ nghe thấy trong đền tiếng thần ngâm bài thơ trên.
2. Đọc hiểu
Chú ý yếu tố khẳng định chủ quyền trong một “bản tuyên ngôn độc lập”.
Hướng dẫn giải:
Yếu tố khẳng định chủ quyền: độc lập về chủ quyền, lãnh thổ.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Qua các tài liệu đã tìm hiểu, hãy trình bày bối cảnh xuất hiện bài Sông núi nước Nam và cho biết: Vì sao bài thơ được gọi là Thơ thần?
Hướng dẫn giải:
Năm 1076, Lí Thường Kiệt lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt chống lại quân Tống, một đêm quân sĩ nghe thấy trong đền tiếng thần ngâm bài thơ trên. Quả nhiên, quân Tống thảm bại.
Câu 2. Xác định thể loại của bài thơ qua số dòng, số chữ, niêm, luật và cách hiệp vần ở bản phiên âm.
Hướng dẫn giải:
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Số câu: 4 câu
- Số chữ: 7 chữ 1 câu
- Niêm: chữ thứ hai của câu 1 là “trắc” niệm với chữ thứ hai của câu 4 cũng là “trắc”, chữ thứ hai của câu 2 là “bằng” niệm với chữ thứ hai của câu 3 cũng là “bằng”.
- Luật trắc: chữ thứ hai của câu 1 là trắc - “quốc”
- Cách hiệp vần: tiếng cuối của câu 1, 2 và 4 (cư, thư, hư)
Câu 3. Hai dòng thơ đầu khẳng định điều gì? Các từ ngữ “Nam quốc”, “Nam đế”, “tiệt nhiên”, “định phận”, “thiên thư” đóng vai trò gì trong việc khẳng định điều đó?
Hướng dẫn giải:
- Hai dòng thơ đầu khẳng định chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, dân tộc.
- Các từ ngữ “Nam quốc”, “Nam đế”, “tiệt nhiên”, “định phận”, “thiên thư” đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định điều đó:
Câu 4. Phân tích hai dòng thơ cuối để làm rõ nội dung mà tác giả muốn thể hiện.
Hướng dẫn giải:
- Câu thơ 3: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm (Giặc giữ cớ sao xâm phạm đến đây?)
- Câu hỏi tu từ: “như hà” - “cớ sao?” nhằm khẳng định lại chủ quyền dân tộc.
- “nghịch lỗ”: khẳng định những kẻ xâm lược đi xâm lược lãnh thổ là đang làm trái ý trời.
- Câu thơ 4: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Chúng mày nhất định phải tan vỡ): Những kẻ đi xâm lược, cướp nước của dân tộc khác sẽ không có được kết thúc tốt đẹp.
=> Quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Câu 5. Theo em, hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối có mối liên hệ như thế nào? Vì sao bài thơ được coi là “bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên” của nước ta?
Hướng dẫn giải:
- Hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối có mối liên hệ chặt chẽ, từ khẳng định chủ quyền lãnh thổ đến ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
- Nguyên nhân:
- Trước đó, chưa có tác phẩm nào có tính khẳng định độc lập chủ quyền như Sông núi nước Nam.
- Nội dung: Hai câu đầu khẳng định độc lập chủ quyền lãnh thổ của dân tộc; Hai câu sau là lời khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đó.
- Nghệ thuật: Giọng văn hùng hồn, đanh thép...
- Sau sông núi nước Nam, còn có Bình ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh).
Câu 6. Bài thơ Sông núi nước Nam gợi lên trong em những tình cảm, cảm xúc gì? Theo em, nội dung tư tưởng bài thơ có ý nghĩa như thế nào với thế hệ trẻ ngày nay?
Hướng dẫn giải:
- Bài thơ Sông núi nước Nam gợi lên trong em những tình cảm, cảm xúc: lòng tự tôn, tự hào dân tộc và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dân tộc.
- Nội dung tư tưởng bài thơ có ý nghĩa với thế hệ trẻ ngày nay: lời nhắc nhở thế hệ trẻ phải có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dân tộc, đồng thời cũng khơi gợi tình yêu, lòng tự hào về đất nước, dân tộc.