Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông
Ai đã đặt tên cho dòng sông là một trong những tác phẩm quan trọng trong chương trình Ngữ văn 12. Để chuẩn bị bài học tốt nhât, VUIHOC xin đưa ra gợi ý soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường chi tiết và dễ hiểu nhất. Bài soạn sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng nắm bắt và tiếp cận kiến thức bài học. Cùng tìm hiểu nhé!
1. Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông: Phần tác giả
1.1 Cuộc đời của tác giả
- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937, sinh ra và lớn lên tại thành phố Huế .
- Ông học tại Huế đến hết bậc Trung học, sau đó ông tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Sài Gòn năm 1960 và Trường Đại học Huế năm 1964.
1.2 Sự nghiệp
- Ông từng đảm nhận chức Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình - Trị - Thiên và chức Tổng biên tập của tạp chí Cửa Việt.
- Những tác phẩm văn chương của ông luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và chất trí tuệ, giữa nghị luận, lập luận sắc bén với tư duy đa chiều từ kho kiến thức đa dạng, phong phú về các lĩnh vực khác nhau về văn hóa, lịch sử, triết học..
- Những tác phẩm tiêu biểu của ông được đông đảo bạn đọc biết tới phải kể đến: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971), Rất nhiều ánh lửa (1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông (1986), Ngọn núi ảo ảnh (1999)..
2. Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông: Phần tác phẩm
2.1 Hoàn cảnh sáng tác
- Tác phẩm được sáng tác tại Huế vào ngày 4/1/1981 và được in trong tập sách cùng tên.
2.2 Ý nghĩa nhan đề
- Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường được in trong tập sách cùng tên.
- Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gửi gắm nhiều lớp ý nghĩa vào chính nhan đề mà ông đặt cho bài bút kí của mình. Trước tiên, người đọc có thể thấy thật độc đáo khi tác giả sử dụng một câu hỏi để đặt tên cho nhan đề bút kí của mình “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” Thật là một nét rất riêng và thật hiếm thấy ở các nhà văn, nhà thơ ở thời đại bấy giờ.
- Đồng thời với đó, qua câu hỏi ấy, tác giả cũng muốn hướng cho người đọc biết đến nội dung xuyên suốt của tác phẩm đó chính là việc tìm hiểu nguồn gốc của dòng sông. Cụ thể hơn, đó là dòng sông Hương, dòng sông biểu tượng của xứ Huế mộng mơ đã gắn bó với vùng đất này từ biết bao đời nay. Nguồn gốc của dòng sông được biết tới từ một câu chuyện huyền thoại mỹ lệ của người dân làng Thành Trung, người ta kể lại rằng: “Người làng Thành Trung có nghề trồng rau thơm vì một lỡ yêu quý vẻ đẹp thân thương của dòng sông ấy nên người dân hai bờ sông đã nấu nước của rất nhiều loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm mãi”, thơm nức lòng người. Cái tên “sông Hương” nghĩa là sông thơm - dù giản dị nhưng lại chứa đựng một ý nghĩa vô cùng sâu sắc.
Không chỉ vậy, qua nhan đề, tác giả còn bộc lộ một niềm tự hào về những con người nơi đây với những nét văn hóa truyền thống được gây dựng và được giữ gìn từ ngàn xưa. Qua đây, tác giả một phần cũng muốn thể hiện lòng biết ơn chân thành dành cho thế hệ đi trước đã có công xây dựng và bảo vệ vùng đất này, một lòng tự hào , một tình yêu tha thiết dành cho quê hương, cho đất nước. “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” - một nhan gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi sự độc đáo, đầy sáng tạo và chứa đựng nội dung tư tưởng cao cả mà Hoàng Phủ Ngọc Tường muốn gửi gắm.
2.3 Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến đoạn “ … chung tình với quê hương xứ sở ”. Hành trình và vẻ đẹp của dòng sông Hương.
- Phần 2. Phần còn lại. Sông Hương - dòng sông của văn hóa lịch sử và thơ ca.
2.4 Giá trị nội dung và nghệ thuật
-
Giá trị nội dung
- Đoạn trích đã vẽ lên bức tranh một dòng sông Hương thơ mộng, nên thơ, trữ tình đầy chất thơ khi ở vùng thượng nguồn cho tới khi về với cố đô Huế. Vẻ đẹp của dòng sông Hương hiện lên từng bước từng bước một như một cô gái Di-gan mang vẻ phóng khoáng, man dại trở thành một bà mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Từ đoạn trích trên, người đọc còn có thể cảm nhận được tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lặng mà Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gửi gắm, đã dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân thương nói riêng và cho đất nước nói chung.
-
Giá trị nghệ thuật
- Vẻ đẹp của dòng sông Hương được miêu tả bằng một vốn hiểu biết phong phú từ các khía cạnh, lĩnh vực khác nhau như địa lý, văn hóa, lịch sử hay cả văn chương của tác giả. Dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã tạo nên sức hút bởi cảm xúc lắng đọng cùng cách diễn đạt đầy tinh tế.
3. Hướng dẫn soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông: Phần trả lời câu hỏi
3.1 Câu số 1 Trang 203 SGK ngữ văn 12/1
- Tác giả đã miêu ta dòng sông Hương ở vùng thượng lưu êm ả, trữ tình, hiền hòa như một thiếu nữ duyên dáng, dịu dàng:
-
Lúc ở rừng già: thiên nhiên trở nên mãnh liệt, khoáng đạt như một “bản trường ca của rừng già”.
-
Lúc qua hai dãy đồi sừng sững: dòng sông mềm như tấm lụa, cùng với vẻ đẹp huyền ảo của dòng sông mang nhiều màu sắc xanh, vàng, tím.
- Các phép biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, liên tưởng nhân hóa được nhà thơ sử dụng kết hợp cùng các tính từ gợi cảm, giàu sắc thái khiến câu thơ gợi tả được rõ nét vẻ đẹp của dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình; nhịp thơ nhanh, dồn dập mãnh liệt nhưng không kém phần mềm mại, uyển chuyển.
→ Sông Hương như được tác giả liên tưởng giống như một người con gái của núi rừng thiên nhiên, tràn đầy sức sống mãnh liệt, hoang dại, say mê được “rừng già” chế ngự trở thành một người phụ nữ dịu dàng , được ví như người mẹ phù sa bồi đắp cho cả một vùng văn hóa xứ sở.
- Dưới ngòi bút tài hoa của tác giả, người đọc cảm nhận được sự cuốn hút của dòng sông Hương đầy chất thi vị thông qua những liên tưởng kì diệu vô cùng…
3.2 Câu số 2 Trang 203 SGK ngữ văn 12/1
-Sông Hương lúc bấy giờ được nhà văn ví “như người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng", người mong đợi đến lúc được đánh thức. Tác giả miêu tả chi tiết tỉ mỉ sông Hương với những khúc quanh co với lưu vực của nó cụ thể như thế nào, miêu tả một cách cụ thể chính xác bằng chính vốn kiến thức địa lý của mình.
- Qua lăng kính chủ quan của tác giả, những câu văn hiện lên mang đầy màu sắc tạo hình của nhà thơ khi viết về sông Hương: “Sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn", “Sắc nước xanh thẳm", dòng sông mềm như tấm lụa, với đoàn thuyền xuôi ngược chỉ bé bằng con thoi", hai dải đồi sừng sững như thành quách.
=> Cách diễn đạt uyển chuyển, khéo léo, ngôn ngữ đa dạng giàu hình ảnh. Câu văn giàu chất họa tưởng như nhà họa sĩ đang khắc họa lên bức tranh sông Hương. Điều này vừa làm nổi bật lên vẻ đẹp đa chiều về trí tuệ, vẻ đẹp,thơ mộng mà lại trầm mặc. Từ đó để thể hiện tình yêu tha thiết, sâu đậm, sự am hiểu sâu rộng của tác giả dành cho con sông thân yêu ấy.
3.3 Câu số 3 Trang 203 SGK ngữ văn 12/1
- Sông Hương trong lòng cố đô:
-
Tìm đúng lối đi về: vui tươi hẳn lên - người con gái đã đi qua bao nẻo đường, qua bao nhiêu sự thay đổi để trường thành giờ đây cuối cùng cũng đã tìm được đến với tình yêu, sánh đôi bên người mình yêu.
-
Lời chào thành phố: uốn lượn một cánh cung rất nhẹ sang Cồn Hến bằng tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Đó là cách thể hiện tình cảm tình tứ, kín đáo, mà lại bộc lộ tình yêu thương mãnh liệt.
-
Sự đồng điệu hiếm có giữa linh hồn của sông Hương với linh hồn Huế không thể hòa lẫn đi đâu được: Đối lập với rất nhiều dòng sông vĩ đại trên thế giới: những dòng sông trôi nhanh cuốn theo nhịp sống của con người trái ngược hoàn toàn với dòng sông Hương: “điệu chảy lặng lờ, mang tình cảm dành riêng cho Huế bằng ánh đèn hoa đăng rằm tháng 7 như chẳng muốn rời đi, vẫn còn vấn vương không nỡ lìa xa.
-
Sông Hương được tác giả ví như bà mẹ của khúc hát dân ca xứ Huế cất lên “trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước của những mái chèo khuya” mới đúng thực nghệ thuật và cao quý khác xa hoàn toàn với điệu nhạc Huế giữa ban ngày hay trên sân khấu, nhà hát, điển hình như khúc đàn Bạc mệnh của Kiều.
→ Sông Hương gắn liền với Huế, với người dân nơi đây như cặp tình nhân lý tưởng của Truyện Kiều “đam mê thi ca nhạc họa”.
- Sông Hương ở khúc biệt ly với Huế:
-
Sông Hương đã thật tâm lý khi trôi thật chậm như để an ủi người ta đừng quá buồn phiền về sự biến đổi vô thường của cuộc đời, sự trôi nhanh chóng mặt của thời gian → sông Hương như người bạn nhắc con người nhớ rằng cuộc đời này có rất nhiều cái đáng muộn phiền, vấn vương hơn nữa. Dưới góc nhìn của con người, thì đó như tiếng nói thủy chung, là sự gắn bó sâu đậm, sự trọn vẹn của một lời thề. Nhà văn tưởng tượng sông Hương giống như nhân vật Thúy Kiều trở lại nói lời thề với Kim Trọng trước khi rời đi. Dường như đó là một liên tưởng vô cùng thú vị mà không kém phần độc đáo mang đậm màu sắc văn chương.
-
Vẻ đẹp dòng sông được miêu tả bằng một tình cảm tha thiết với Huế, với một vốn ngôn từ giàu có, đậm chất thơ và vốn kiến thức văn hóa phong phú của tác giả.
Combo vô địch mọi kì thi chung và riêng chính là bộ sổ tay hack điểm dành riêng cho các sĩ tử chuẩn bị bước vào kì thi gay cấn nhất trong cuộc đời học sinh. Nhanh tay đặt hàng để được nhận ưu đãi từ vui học nhé!
3.4 Câu số 4 Trang 203 SGK ngữ văn 12/1
- Trong lịch sử thơ ca, sông Hương là một dòng sông giàu truyền thống, nhân chứng lịch sử từng ghi dấu hình ảnh nhiều nhân văn tài tử cũng là một trong những đề tài của nhiều tác phẩm thơ ca. Dường như tác giả đã ngợi ca cái đẹp nên thơ, hữu tình, duyên dáng của dòng sông hiện ra rõ nét trước mắt người đọc
- Có nhiều nhà văn viết về những con sông Việt Nam nhưng hầu hết người ta đều nhìn dòng sông dưới cái nhìn lịch sử dân tộc, lịch sử hình thành dòng sông. Riêng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có cái nhìn độc đáo mang tính phát hiện khi nhìn sông Hương dưới góc độ lịch sử thơ ca.
-
Dưới góc độ thơ ca: Tác giả liệt kê rất nhiều tác phẩm thi ca viết về sông Hương. Từ nỗi hoài cổ vạn cổ với bóng chiều lảng lạng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó khởi sinh thành nguồn sức mạnh phục sinh của tâm hồn, hay đến với thơ Tố Hữu… sông Hương quả thực là Kiều… trong cái nhìn thắm thiết, đắm đuối của tác giả.
-
Dưới góc độ lịch sử: nhà văn lại liệt kê cách tỉ mỉ, chi tiết mà súc tích về các dấu mộc lịch sử trọng đại của đất nước, sự kiện gắn liền với sông Hương, gắn liền với Huế mộng mơ: “soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ” chứng kiến biết bao đau thương mất mát trong các cuộc khởi nghĩa thế kỉ XIX, …
=> Dưới nhiều góc độ, phương diện khác nhau, tác giả đã hiểu được những giá trị đích thực của con sông và muốn đem cái cảm nhận ấy đến gần hơn tới độc giả. Sông Hương giờ đây trở nên có linh hồn hơn qua câu từ của tác giả, dòng sông ấy không còn vô tri mà thêm vào đấy lại gửi gắm giá trị ngàn đời của xứ Huế thơ mộng.
3.5 Câu số 5 Trang 203 SGK ngữ văn 12/1
Điểm nổi bật trong cách diễn đạt của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường:
- Tình yêu dạt dào, sâu lắng của nhà văn dành cho quê hương, xứ sở lan truyền vào đối tượng miêu tả, khiến nó trở nên lung linh, huyền ảo như chính con người vô cùng sống động.
- Có kiến thức, hiểu biết phong phú về các lĩnh vực địa lý, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và cả trải nghiệm của bản thân cộng hưởng cùng sự liên tưởng kỳ diệu của tác giả.
- Ngôn ngữ được chọn lọc, âm điệu trong sáng, câu văn giàu gợi tả, gợi cảm và đậm chất thơ.
- Cá phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa được sử dụng thuần thục cùng sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc, trí tuệ, khách quan và chủ quan.
4. Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông: Luyện tập tại nhà
Anh (chị) tâm đắc nhất với đoạn văn nào trong bút kí? Qua đoạn phân tích những nét đặc sắc về ý tưởng, hình ảnh và ngôn ngữ của tác giả.
- Đoạn trích mà tôi thấy đặc sắc và thích nhất đó là: Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp sông Hương khi ở thượng nguồn.
Dàn ý phân tích chi tiết:
a. Mở bài
-
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
-
Giới thiệu khái quát về đoạn văn cần cảm nhận
-
Hình tượng dòng sông Hương ở khúc thượng nguồn
b.Thân bài
- Ý nghĩa nhan đề:
-
Một nhan đề lạ, thu hút sự tò mò, khơi gợi sự hứng thú tìm hiểu câu trả lời của câu hỏi nhan đề bài thơ “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.
-
Mở ra nội dung của tác phẩm, trước hết là vẻ đẹp của dòng sông Hương trên nhiều góc nhìn khác nhau rất phong phú và đa dạng, thứ hai là sự tích về cái tên “Hương” mang mùi hương và vẻ đẹp mãi mãi của dòng sông.
- Vẻ đẹp dòng sông Hương khi ở thượng nguồn:
-
Mang vẻ đẹp đối lập: mãnh liệt hoang dại nhưng cũng đầy sự dịu dàng, say đắm lòng người.
-
Vẻ đẹp hào hùng, tráng lệ không kém phần sôi nổi của “một bản trường ca của rừng già”. Vẻ hùng vĩ ấy còn được hiện lên qua các hình ảnh những đoạn sông “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc,…”.
-
Sự kết hợp giữa biện pháp tu từ so sánh và động từ mạnh cùng lối điệp cấu trúc đã làm con sông hiện lên như một bản nhạc mang nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau của thiên nhiên.
-
“vẻ dịu dàng, say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng” lời cảm thán thốt lên khi chứng kiến vẻ đẹp thơ mộng khiến ta không khỏi say mê, mê hoặc trước cảnh đẹp đó.
-
Dòng sông Hương ấy đã trở thành “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”, người đã đã duy trì và bồi đắp “phù sa” cho cả một vùng văn hóa được hình thành dọc hai bên bờ sông đẹp đẽ ấy
c. Kết bài
Qua đoạn thơ, dòng sông Hương khi ở thượng nguồn hiện lên một cách thật độc đáo. Đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông” này đã giúp người đọc cảm nhận rõ nên hơn được vẻ đẹp của dòng sông Hương - mang ý nghĩa biểu tượng, một nét đặc trưng của thành phố Huế.
PAS THPT là khóa học online xây dựng lộ trình ôn tập sớm dành cho các em, giúp các em vững bước trong khì thi tốt nghiệp THPT. Đăng ký khóa học để được chọn thầy cô theo mong muốn của mình bạn nhé!
PAS VUIHOC - GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết và đầy đủ nhất soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường thuộc chương trình Ngữ văn THPT. Hi vọng rằng có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức mà tác phẩm tuyệt vời này đem lại. Tham khảo thêm các kiến thức Soạn văn 12 cũng như các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!
>> Mời các bạn xem thêm:
- Soạn bài chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
- Phân tích bài Người lái đò sông Đà- Nguyễn Tuân
- Soạn bài Người lái đò sông Đà