Kể từ iPhone 15 Series, Notch tai thỏ đã không còn hiện hữu. Thay vào đó là thiết kế mới Dynamic Island hình "viên thuốc" mang đến những trải nghiệm thú vị hơn. Thế nhưng, trong quá khứ, Notch tai thỏ cũng đã từng được xem như một bước cải tiến mới của Apple nhằm tận dụng không gian hiển thị trên iPhone. Và đây cũng chính là nguồn cảm hứng cho Dynamic Island sau này.
Vậy thực sự màn hình tai thỏ là gì? Và tại sao Apple chọn thiết kế tai thỏ thay vì những thiết kế khác? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về thiết kế đã đóng góp vào sự định hình phong cách di động Apple trong quá khứ.
1. Màn hình tai thỏ là gì?
“Màn hình tai thỏ" hay Notch tai thỏ là thuật ngữ phổ biến để chỉ phần khuyết hình chữ nhật bo góc ở đỉnh màn hình điện thoại thông minh. Khu vực màn hình tai thỏ này thường chứa camera trước, loa thoại và các cảm biến khác.
Phần khuyết này sở hữu hình dáng khiến người xem liên tưởng tới một đôi tai thỏ, nên chúng được đặt tên là “tai thỏ". Thuật ngữ “tai thỏ" đặc biệt phát triển mạnh khi Apple ứng dụng màn hình này trên thiết kế mới của iPhone X, tiếp đó là iPhone 11 đến iPhone 14. Bắt đầu từ iPhone 14 Pro Max, Apple thay đổi thiết kế Notch tai thỏ bằng thiết kế Dynamic Island.
(Notch tai thỏ là phần khuyết trên màn hình điện thoại thông minh để chứa các công nghệ như camera, cảm biến, loa thoại..)
2. Tại sao Apple làm màn hình tai thỏ?
Apple từng tích hợp thiết kế màn hình tai thỏ từ phiên bản iPhone X đến iPhone 14 vì nhiều lý do, nhưng chủ yếu là để tối ưu tiện ích, tạo sự khác biệt và tối ưu trải nghiệm người dùng so với những phiên bản iPhone cũ.
Lý do cụ thể
- Tối ưu diện tích hiển thị: hãng muốn tối đa hóa diện tích hiển thị trên màn hình điện thoại iPhone mà vẫn giữ được những bộ phận cần thiết như camera, loa thoại, cảm biến…
- Tăng cường trải nghiệm người dùng tốt hơn khi xem phim, chơi game trên màn hình rộng rãi hơn mà vẫn giữ được tính năng Face ID
- Tạo điểm nhấn riêng cho iPhone với thiết kế tai thỏ độc đáo, khác biệt với các dòng di động thông minh khác trên thị trường vào thời điểm ra mắt
- Loại bỏ nút Home: Apple đã loại bỏ nút Home vật lý trên iPhone X để tối ưu hóa diện tích hiển thị, đồng thời tích hợp Face ID vào camera trước. Điều này dẫn đến việc cần một vị trí đặt camera, loa, cảm biến Face ID và màn hình tai thỏ là giải pháp tối ưu nhất lúc bấy giờ.
- Công nghệ chưa đủ tiên tiến cho việc tích hợp quá nhiều công nghệ trong một khu vực nhỏ hơn hoặc ẩn dưới màn hình: Công nghệ của Apple vào thời điểm đó vẫn chưa đủ tiên tiến để tích hợp camera, loa, cảm biến vào một khu vực nhỏ hơn hoặc ẩn dưới màn hình. Màn hình tai thỏ là giải pháp tạm thời để giải quyết vấn đề này.
Hiện tại, màn hình tai thỏ không còn được sử dụng trên iPhone 16 series nữa. Thay vào đó là Dynamic Island với nhiều tính năng mới!
3. Những phiên bản iPhone nào đang sở hữu màn hình tai thỏ?
Các phiên bản iPhone sở hữu thiết kế màn hình tai thỏ bao gồm:
iPhone X (2017) - Phiên bản iPhone có màn hình tai thỏ đầu tiên được Apple ra mắt
iPhone XS và XS Max (2018)
iPhone XR (2018)
iPhone 11, 11 Pro, và 11 Pro Max (2019)
iPhone SE (2020):
iPhone 12, 12 Mini, 12 Pro, và 12 Pro Max (2020)
iPhone 13, 13 Mini, 13 Pro, và 13 Pro Max (2021)
iPhone 14, 14 Plus
4. Ưu điểm của màn hình tai thỏ
Thiết kế màn hình tai thỏ có hai ưu điểm lớn nhất. Đó là mang đến trải nghiệm nhìn tốt hơn cho người dùng và tích hợp các công nghệ bảo mật, camera trên di động mà vẫn đảm bảo tiêu chuẩn thẩm mỹ của Apple.
Màn hình tai thỏ do được “gọt” bớt viền màn hình so với những mẫu iPhone trước đó. Vì thế, màn hình có thêm khoảng không gian để hiển thị nội dung. Mẫu iPhone X kể từ khi được tung ra thị trường đã gây tiếng vang lớn với cộng đồng yêu công nghệ bởi thiết kế đi trước thời đại của mình.
Tuy Apple không phải thương hiệu đầu tiên cho ra mắt di động có “tai thỏ", nhưng lại là thương hiệu đầu tiên làm cho thiết kế này trở nên khác biệt và hiệu quả.
(Apple không phải hãng đầu tiên sản xuất màn hình tai thỏ, nhưng lại là thương hiệu đưa thiết kế màn hình này trở nên khác biệt và hiệu quả hơn. Bắt đầu từ phiên bản iPhone X)
Hiệu quả ở chỗ, phần “tai thỏ” này là nơi “chứa” những công nghệ mới của Apple vào thời điểm đó như Camera TrueDepth, FaceID, cảm biến hồng ngoại… tăng cường bảo mật cho người dùng. Không gian của “tai thỏ" trên iPhone theo thời gian được thu nhỏ hẹp dần nhưng vẫn giữ được vẻ thẩm mỹ đậm chất Apple.
Ưu điểm
|
5. Nhược điểm của màn hình tai thỏ
Song hành với những ưu điểm, thiết kế “tai thỏ" cũng tồn tại một số nhược điểm mà người dùng có thể nhìn ra dễ dàng.
Rõ ràng nhất phải kể đến phần không gian trên màn hình mà “tai thỏ" đã lấn chiếm. Tuy không quá lớn, nhưng màn hình vẫn bị che lấp một phần khiến nhiều người dùng có trải nghiệm không mấy dễ chịu khi xem phim, chơi game hoặc xem video trên di động.
Phần khuyết này cũng gây cản trở và khó khăn trong một số thao tác kéo thả, vuốt chạm trên màn hình hoặc che khuất một số thông tin như thông báo, thanh menu hoặc ứng dụng…
Nhược điểm
|
6. Cách sử dụng màn hình tai thỏ hiệu quả hơn
Nếu bạn đang sở hữu những mẫu điện thoại có thiết kế tai thỏ. Thì chỉ với một số mẹo nhỏ dưới đây, bạn có thể tận dụng hiệu quả hơn thiết kế màn hình này.
- Tận dụng tối đa tính năng Face ID: Thiết lập Face ID để mở khóa điện thoại, xác thực thanh toán, và truy cập vào các ứng dụng một cách nhanh chóng và an toàn. Bạn có thể cài đặt FaceID cho nhiều người dùng cùng lúc để thuận tiện sử dụng thanh toán hoặc sử dụng di động khi cần thiết.
- Chỉnh sửa giao diện màn hình: Bạn có thể sắp xếp các ứng dụng trên màn hình để phù hợp với thiết kế tai thỏ. Nhiều ứng dụng được thiết kế để tối ưu cho màn hình tai nhỏ giúp tận dụng tối đa diện tích.
- Đừng quên sử dụng các tính năng độc đáo như: tạo vui nhộn chia sẻ với bạn bè với Camera TrueDepth hoặc tạo Memoji cá nhân hóa để sử dụng trong các cuộc trò chuyện hàng ngày.
- Có thể thay đổi thiết kế màn hình tai nhỏ nhờ các ứng dụng trên Appstore như Cutenotch, SimpleNotch, NotchDIY…
7. Các câu hỏi khác về Notch tai thỏ trên iPhone
Tổng hợp và giải đáp các câu hỏi liên quan về Notch tai thỏ trên iPhone mà có thể bạn quan tâm.
7.1 Cách ẩn màn hình tai thỏ trên iPhone
Nhìn chung, Notch trên iPhone là thiết kế “tĩnh", nên bạn sẽ khó có thể bật/tắt được vùng không gian này trên màn hình. Tuy nhiên, bạn có thể tùy chỉnh lại Notch sao cho bắt mắt, dễ nhìn hơn với một số ứng dụng hỗ trợ thay đổi giao diện Notch trên iPhone. Trên Appstore, bạn có thể tìm kiếm các ứng dụng tùy chỉnh Notch như: simplenotch, cutenotch, notch DIY… để thay đổi hình dạng cho khu vực Notch.
(Bạn có thể thay đổi hình dáng của Notch trên iPhone với các ứng dụng trên Appstore. Chỉ cần tải app, chọn dáng hình Notch yêu thích, lưu và đặt làm hình nền cho máy)
7.2. So sánh Notch và Dynamic Island
Nhiều người dùng vẫn đang quan tâm và so sánh về hai thiết kế cũ - mới này của Apple. Nhiều ý kiến cho rằng, Dynamic Island khá “vô dụng" so với thiết kế Notch cũ. Nhưng nhiều ý lại thừa nhận, so với Notch thì Dynamic Island là một bước cải tiến mới của Apple - tuy vẫn chưa phải bước đột phá.
Nhìn chung, Dynamic Island được đánh giá là đẹp và hữu dụng hơn Notch. Thiết kế “viên thuốc động đậy” này còn giúp iPhone trở nên thời thượng hơn. Trong khi, Notch “tĩnh" khiến iPhone trở nên lỗi thời.
Chi tiết, bạn có thể xem tại bài viết về Dynamic Island, so sánh với Notch và nhiều thông tin thú vị hơn về thiết kế màn hình mới này.
(Dynamic Island là sự cải tiến của Apple lấy cảm hứng từ thiết kế Notch cũ)
7.3. So sánh màn hình tai thỏ và giọt nước
Bảng tổng hợp so sánh cơ bản giữa thiết kế màn hình tai thỏ và thiết kế màn hình giọt nước. Mỗi loại màn hình sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau. Còn bạn sẽ thích loại màn hình nào hơn?
Màn hình tai thỏ | Màn hình giọt nước | |
Hình dáng | Màn hình có phần cắt trông giống như “tai thỏ" | Màn hình có một phần cắt nhỏ ở phía trên dạng giọt nước |
Ưu điểm | 1. Cho phép màn hình hiển thị trên diện tích lớn hơn so với loại màn truyền thống 2. Mang lại trải nghiệm nhìn ngắm vuốt chạm tốt hơn với người dùng 3. Có không gian tích hợp camera, cảm biến, loa thoại… | 1. Diện tích hiển thị lớn hơn màn truyền thống nhưng nhỏ hơn màn hình tai thỏ 2. Thiết kế gọn gàng, thẩm mỹ cho trải nghiệm xem phim, chơi game tốt hơn. 3. Camera trước nhỏ hơn, hỗ trợ chụp selfie tốt hơn |
Nhược điểm | Ứng dụng có thể không hiển thị đầy đủ hoặc bị phần tai thỏ che khuất. Chưa tạo ra trải nghiệm thỏa mãn cho người dùng khi xem phim, xem video vì vẫn có phần cắt trên màn hình. | Diện tích màn hình vẫn còn hạn chế so với màn tai thỏ. Chỉ tích hợp được camera trước, hạn chế nhiều tính năng cảm biến và các tính năng khác |
(Thiết kế giọt nước mang lại vẻ gọn gàng hơn, trong khi thiết kế tai thỏ ứng dụng được nhiều công nghệ hơn)
8. Tương lai nào cho màn hình tai thỏ?
Với việc ra đời của Dynamic Island, tương lai của tai thỏ vì thế cũng "tối mờ" dần. Apple đã công bố Dynamic Island thay thế tai thỏ trên iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max. Thiết kế "viên thuốc" này cũng đã được đưa lên toàn bộ các phiên bản của iPhone 15 series. Hành động này cũng gần như lời tạm biệt đối với Notch tai thỏ cũ khi "viên thuốc" mới có thể kiêm nhiệm được nhiều tính năng độc đáo hơn, chiếm ít diện tích hơn.
Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của Apple nằm ở việc giải phóng toàn bộ màn hình. Bằng chứng là Apple đang nghiên cứu công nghệ camera ẩn dưới màn hình. Nếu thử nghiệm thành công, Apple sẽ đưa công nghệ này lên iPhone mà không cần Notch hay "viên thuốc" nào nữa.
(Tương lai của Notch tai thỏ mờ dần với sự ra đời của Dynamic Island. Tham vọng giải phóng màn hình của Apple sẽ khó cho Notch cơ hội được trở lại trên iPhone)
Tổng kết
Notch tai thỏ là phần khuyết có hình đôi tai thỏ trên màn hình điện thoại. Phần khuyết này có công dụng chính là chứa những công nghệ camera, cảm biến, loa thoại... của điện thoại mà vẫn tăng diện tích sử dụng màn hình so với những thiết kế màn hình viền dày cũ trong quá khứ.
Notch tai thỏ từng là thiết kế cải tiến trên di động. Nhưng thời điểm hiện tại, cùng với sự ra đời của Dynamic Island trên iPhone và nhiều thiết kế màn hình tối ưu khác như nốt ruồi, tràn viền... Notch tai thỏ đang dần trở nên lạc hậu.
Dù sao đi nữa, Notch tai thỏ vẫn có công dụng của riêng mình. Và một bộ phận người dùng không nhỏ vẫn hàng ngày sử dụng chiếc điện thoại có Notch tai thỏ.