Trong bài viết này, HOCMAI muốn được gửi tới các em học sinh bài Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt (tiếp theo) nằm trong chương trình Soạn văn 8. Tiếng Việt từ ngàn xưa đến nay đã được chứng minh là một thứ ngôn ngữ giàu đẹp. Để hiểu hơn tại sao lại như vậy, các em học sinh thân yêu hãy cùng với HOCMAI tham khảo kiến thức có trong bài viết này nhé!
Bài viết tham khảo thêm:
- Chu trình học tập khép kín HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA
- Đa dạng hình thức học - Phù hợp với mọi nhu cầu
- Đội ngũ giáo viên giảng dạy nổi tiếng với 16+ năm kinh nghiệm
- Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập
- Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt
- Soạn bài Văn bản tường trình
- Soạn bài Luyện tập về văn bản tường trình
I. Kiểu câu: phủ định, nghi vấn, cảm thán, cầu khiến, trần thuật
Câu 1 (Trang 138, Sách giáo khoa | Ngữ Văn 8, Tập 2)
Hãy xác định kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật trong số các câu sau đây (không xét câu đặt trong ngoặc vuông):
a) - U nó không được như thế! (của Ngô Tất Tố)
b) Người ta đánh mình thì không sao, nhưng mình đánh người ta thì mình lại phải tù, phải tội. (của Ngô Tất Tố)
c) - Chị Cốc béo xù đứng ở trước cửa nhà ta ấy hả? (của Tô Hoài)
d) - Này, em không để cho chúng nó yên được à? (của Tạ Duy Anh)
e) - Các em đừng khóc. (của Thanh Tịnh)
g) - Ha ha! [Một lưỡi gươm!] (trích “Sự tích Hồ Gươm”)
h) Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông. (của Tế Hanh)
Hướng dẫn trả lời:
a) Đây là câu cầu khiến
b) Đây là câu trần thuật
c) Đây là câu nghi vấn
d) Đây là câu nghi vấn
e) Đây là câu cầu khiến
g) Đây là câu cảm thán
h) Đây là câu trần thuật
Bài viết tham khảo thêm:
- Câu cảm thán
- Câu trần thuật
- Câu nghi vấn
- Câu cầu khiến
- Câu phủ định
II. Hành động nói
Câu 1 (Trang 138, Sách giáo khoa | Ngữ Văn 8, tập 2)
Năm câu cho dưới đây thể hiện các hành động nói là: khẳng định, phủ định, bộc lộ cảm xúc, đe dọa, khuyên nhủ. Hãy xác định được kiểu hành động nói được thể hiện ở từng câu sau đây (không xét câu đặt ở trong ngoặc vuông).
a) Đẹp vô cùng tận, Tổ quốc ta ơi! (của Tố Hữu)
b) - [Nhà cháu đã túng rồi lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới bị lôi thôi như thế.] Chứ cháu đâu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? (của Ngô Tất Tố)
c) Các em phải gắng học tập để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy học các em được sung sướng. (của Thanh Tịnh)
d) - Nếu không có tiền nộp sưu cho ông ngay bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à? (của Ngô Tất Tố)
e) Xem khắp đất Việt ta, chỉ có mỗi nơi này là thắng địa. (của Lý Công Uẩn)
Hướng dẫn trả lời:
Kiểu hành động nói trong 5 câu này là:
a) Nhằm bộc lộ cảm xúc
b) Nhằm phủ định
c) Nhằm khuyên nhủ
d) Nhằm đe dọa
e) Nhằm khẳng định
Câu 2 (Trang 139, Sách giáo khoa | Ngữ Văn 8, tập 2)
Dựa vào hành động nói mà ta đã được xác định ở bài tập 1, viết lại các câu (b), câu (d) dưới một hình thức khác.
Hướng dẫn trả lời:
b) Cháu nào đâu có dám bỏ bê giao nộp tiền sưu của nhà nước!
c) Ông không chỉ những chửi mắng, ông sẽ chửi cả nhà mày nếu như không có tiền sưu nộp cho ông.
Bài viết tham khảo thêm:
- Soạn bài hành động nói
- Soạn bài hành động nói (tiếp theo)
III. Lựa chọn trật tự từ trong câu
Câu 1 (Trang 139, Sách giáo khoa | Ngữ Văn 8, tập 2)
Hãy viết lại câu dưới đây bằng cách chuyển từ in đậm vào những vị trí khác có thể được (có thể thêm từ một cách vào những chỗ thật cần thiết).
“Chị Dậu rón rén bưng một bát [cháo] lớn đến chỗ chồng đang nằm.” (của Ngô Tất Tố)
Hướng dẫn trả lời:
Chuyển những từ in đậm, ta được:
(1) Chị Dậu bưng một bát cháo lớn rón rén đến chỗ chồng đang nằm.
(2) Rón rén bưng một bát cháo lớn, chị Dậu đến chỗ chồng đang nằm.
(3) Chị Dậu đến chỗ chồng đang nằm, (tay) rón rén bưng một bát cháo lớn.
Câu 2 (Trang 139, Sách giáo khoa | Ngữ Văn 8, tập 2)
Hãy viết lại câu dưới đây bằng cách đặt cụm từ in đậm vào một vị trí khác trong câu này.
Hoảng quá, anh Dậu vội đặt bát cháo xuống dưới phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. (của Ngô Tất Tố)
Hướng dẫn trả lời:
Di chuyển cụm từ in đậm vào những vị trí khác nhau, ta được:
(1) Anh Dậu hoảng quá vội đặt bát cháo (….).
(2) Anh Dậu đặt vội bát cháo xuống dưới phản và lăn đùng ra đó, hoảng quá không nói được câu gì cả.
(3) Anh Dậu đặt vội bát cháo xuống dưới phản và lăn đùng ra đó, hoảng quá không nói được câu gì.
(4) Vội đặt bát cháo xuống dưới phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì, anh Dậu hoảng quá.
Câu 3 (Trang 139, Sách giáo khoa | Ngữ Văn 8, tập 2)
Hãy phân tích những chỗ khác nhau trong cách diễn đạt ở câu đã cho với câu đã viết lại ở bài tập 2 bên trên đây.
Hướng dẫn trả lời:
Khi viết như câu (1) thì Anh Dậu là thành phần chủ ngữ, “hoảng quá” là thành phần vị ngữ. Kết cấu của câu C-V này làm chủ ngữ cho cả câu. Đây chỉ là câu trần thuật khách quan tác dụng trình bày một hành động hoặc một sự việc.
+ “Anh Dậu vội đặt bát cháo xuống phản” bởi vì “hoảng quá”
+ “Anh Dậu lăn đùng ra đó” là do “hoảng quá”
+ “Anh Dậu không nói được câu gì cả” là vì “hoảng quá”
Hai tiếng “hoảng quá” rõ ràng giúp ta xác lập được một quan hệ nguyên nhân kết quả. Nó chi phối những yếu tố vị ngữ - thành phần thông báo quan trọng nhất ở trong câu. Hai tiếng “hoảng quá” ở trong câu này thì thường được coi là thành phần đề ngữ của câu.
Bài viết tham khảo thêm: Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu
Vậy là các em học sinh thân yêu đã cùng với HOCMAI soạn xong bài Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt (tiếp theo). Chỉ trong một bài viết mà chúng ta đã ôn tập lại được rất nhiều kiến thức về từ vựng và ngữ pháp tiếng Việt mà chúng ta đã được ở lớp 8. Các em học sinh hãy truy cập vào website hoctot.hocmai.vn để tham khảo thêm cho mình thật nhiều bài học bổ ích và giá trị nữa nhé!