Một trong những kiến thức quan trọng mà trẻ sẽ được tiếp xúc khi bắt đầu lên cấp bậc tiểu học là các đơn vị đo độ dài. Đây là phần kiến thức đóng vai trò quan trọng, giúp trẻ có khả năng so sánh, tính toán và đo lường mọi thứ xung quanh. Vậy làm thế nào để trẻ có thể nắm vững các khái niệm đo độ dài? Bài viết sau đây của KidsUP sẽ cung cấp cho phụ huynh bảng đơn vị đo độ dài và những kiến thức liên quan một cách đầy đủ và hữu ích nhất.
Khái niệm đơn vị đo độ dài
Đơn vị đo độ dài là một khái niệm quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nó giúp chúng ta xác định kích thước của các vật thể, khoảng cách giữa các địa điểm và so sánh chiều dài của các đối tượng khác nhau.Trong lịch sử, con người đã sử dụng nhiều loại đơn vị đo độ dài khác nhau, từ những đơn vị tự nhiên như gang tay, sải tay cho đến các đơn vị chuẩn xác hơn như “cen-ti-mét, mét, ki-lô-mét”.
Ngày nay, hệ thống đo lường quốc tế (SI) sử dụng mét làm đơn vị đo độ dài cơ bản. Bên cạnh mét, còn có các đơn vị khác như centimet, milimet, kilomet được sử dụng phổ biến để đo các khoảng cách khác nhau. Ví dụ, khi đo chiều cao của một cái bàn, chúng ta có thể sử dụng đơn vị centimet. Còn khi tính quãng đường đi từ nhà đến trường, đơn vị kilomet sẽ phù hợp hơn. Nhờ có các đơn vị đo độ dài, mọi sự đo lường trở nên cụ thể và chính xác, giúp chúng ta dễ dàng thực hiện các phép tính và so sánh.
Bảng đơn vị đo độ dài & Cách chuyển đổi giữa các đơn vị
Các đơn vị đo độ dài đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của con người. Các đơn vị đo khác nhau sẽ được sử dụng trong các trường hợp khác nhau. Việc nắm rõ cách thức chuyển đổi giữa các đơn vị đo độ dài sẽ giúp ích cho trẻ trong học tập và cuộc sống.
Bảng đổi đơn vị đo độ dài
Bảng đơn vị đo độ dài là công cụ vô cùng hữu ích để trẻ có thể hiểu được thứ tự của các đơn vị lớn nhỏ trong đo đạc. Trong hệ thống đo lường thông dụng, các đơn vị đo độ dài được sắp xếp từ nhỏ đến lớn và lấy đơn vị mét là trung tâm. Dưới đây là bảng đơn vị đo độ dài đầy đủ dành cho trẻ tham khảo:
Lớn hơn mét | Mét | Nhỏ hơn mét | ||||
km | hm | dam | m | dm | cm | mm |
1 km = 10 hm = 1000 m | 1 hm = 10 dam = 100 m | 1 dam = 10 m | 1 m = 10 dm = 100 cm = 1000 mm | 1 dm = 10 cm = 100 mm | 1 cm = 10 mm | 1 mm |
Cách chuyển đổi giữa các đơn vị đo độ dài
Thông qua bảng đổi đơn vị đo độ dài ở trên, trẻ có thể dễ dàng thấy được mối liên hệ giữa các đơn vị đo với nhau. Trẻ nắm vững cách chuyển đổi giữa các đơn vị với nhau sẽ có khả năng giải được những bài toán phức tạp liên quan đến độ dài.
Vậy có quy tắc nào để chuyển đổi đơn vị đo độ dài một cách dễ dàng không? Câu trả lời vô cùng đơn giản, chuyển đổi giữa các đơn vị đo độ dài thực chất là việc nhân hoặc chia cho 10, tùy theo hướng chuyển đổi.
Khi chuyển từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ: Ta nhân với số tương ứng. Ví dụ: Để đổi 2 km sang m, ta thực hiện phép tính: 2 km x 1000 = 2000 m (vì từ km cách m 3 đơn vị mà km lớn hơn m nên dùng ta nhân với 1000).
Khi chuyển từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn: Ta chia cho số tương ứng. Ví dụ: Để đổi 50 cm sang mét, ta thực hiện phép tính: 50 cm / 100 = 0,5 m (vì m cách cm 2 đơn vị mà cm lại nhỏ hơn m nên chia cho 100).
Mẹo để dễ học chuyển đổi đơn vị đo độ dài cho trẻ
Như đã đề cập đến ở trên, bảng đơn vị quy đổi độ dài là phần kiến thức nền tảng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển tư duy toán học của trẻ. Do đó, để giúp trẻ ghi nhớ bảng đơn vị đo độ dài một cách dễ dàng hơn, cha mẹ có thể cho trẻ học theo những mẹo sau:
Mẹo 1: Học chuyển đổi cách lần lượt từng đơn vị một sau đó mới nâng cao lên cách 2 - 3 đơn vị.
Đầu tiên, hãy giới thiệu cho trẻ các đơn vị đo cơ bản như mét, centimet và milimet. Cha mẹ có thể sử dụng các vật dụng quen thuộc như thước kẻ, bút chì để cho trẻ trực tiếp trải nghiệm và so sánh các đơn vị này.
Tiếp theo, hãy hướng dẫn trẻ cách chuyển đổi giữa hai đơn vị liền kề nhau, ví dụ như từ mét sang decimet hoặc từ centimet sang milimet.
Khi trẻ đã quen thuộc với các bước cơ bản, ba mẹ có thể tăng độ khó bằng cách hướng dẫn con làm quen với cách chuyển đổi qua 2 - 3 đơn vị liên tiếp, ví dụ như từ kilomet sang mét.
Mẹo 2: Kẻ 1 đường thẳng và điền thứ tự các đơn vị đo độ dài lên đường thẳng đó.
Đây là một phương pháp giúp trẻ có thể ghi nhớ mối quan hệ giữa các độ dài với nhau một cách trực quan và ghi nhớ kiến thức được lâu dài.
Trẻ sẽ vẽ 1 đường thẳng và ghi lần lượt các đơn vị đo từ lớn đến bé hoặc ngược lại. Mỗi khi muốn chuyển đổi từ đơn vị này sang đơn vị khác, trẻ chỉ cần di chuyển trên đường thẳng và đếm số bước di chuyển. Mỗi bước di chuyển tương ứng với việc cộng thêm một số 0. Dần dần hình ảnh về đường thẳng đó sẽ được trẻ ghi nhớ trong đầu như thói quen và không cần phụ thuộc vào hình ảnh thực.
Kết luận
Thông qua bài viết trên, KidsUP đã cung cấp cho các phụ huynh bảng đơn vị đo độ dài cùng với những khái niệm và mẹo mà cha mẹ nên lưu ý khi dạy trẻ về các đơn vị đo độ dài. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với các bậc phụ huynh trong quá trình nuôi dạy trẻ phát triển toàn diện. Hẹn gặp lại các cha mẹ ở những bài viết sau của KidsUP nhé!