Sự vật là một khái niệm được dùng để chỉ những đối tượng có thể cảm nhận và tồn tại khách quan hoặc trong tưởng tượng. Do đó, sự vật có thể là những vật cụ thể như đồ dùng, động vật, hay các khái niệm trừu tượng như môi trường, thời tiết.Trong ngôn ngữ,...
Trong tiếng Việt, sự vật được chia thành nhiều loại khác nhau tương ứng với đối tượng định diễn đạt hay các tính chất. Dưới đây là một số dạng sự vật mà mọi người thường gặp.
Sự vật cụ thể là những cái có thể cảm nhận được bằng giác quan của cơ thể với màu sắc, hình dạng và kích thước rõ ràng. Trong câu, sự vật cụ thể thường là các danh từ hoặc cụm danh từ để thể hiện ý của người nói, miêu tả đặc điểm, tính chất. Ví dụ: Con mèo có màu lông vàng thật đẹp.“Con mèo” chính là sự vật cụ thể mà bạn có thể chạm vào, nhìn thấy.
Sự vật trừu tượng là những đối tượng không thể quan sát, cảm nhận thực tế nhưng lại có ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ và gắn liền với con người. Ví dụ như hạnh phúc, hy vọng, tình yêu,…
Sự vật còn được phân loại dựa trên khả năng nhìn nhận của con người dưới 2 dạng là hữu hình và vô hình. Trong đó:
Sự vật cũng có thể được phân loại dựa trên vai trò, chức năng, ứng dụng trong các lĩnh vực như:
Sự vật là một thành phần ngữ pháp, tồn tại trong cấu trúc câu của tiếng Việt. Qua đó truyền đạt thông tin, ý nghĩa của người nói và giúp người nghe hiểu rõ, chính xác nội dung đang được hướng tới.
Sự vật dùng làm chủ ngữ để chỉ đối tượng của hành động, trạng thái hay mục tiêu mà câu đó đang hướng tới. Khi đó sự vật thường ở dưới dạng một danh từ hoặc cụm danh từ. Ví dụ: Con mèo đang ngủ. Sự vật ở đây là còn mèo và cũng là chủ ngữ của câu.
Sự vật khi làm tân ngữ thường đứng sau một động từ và là đối tượng mà hành động đó hướng tới, thực hiện. Ví dụ:
Sự vật cũng được dùng như bổ ngữ để làm rõ thêm ý nghĩa cho chủ ngữ, động từ hoặc tân ngữ trong câu. Khi đó, ý nghĩa của câu trở nên rõ ràng, chi tiết hơn. Ví dụ: Cô ấy đọc sách văn học. “Văn học” là bổ ngữ để làm rõ loại sách mà cô ấy đọc.
Vì có vai trò vô cùng quan trọng nên kiến thức về sự vật được đưa vào chương trình học từ rất sớm. Việc hiểu, nắm rõ các loại sự vật trong tiếng Việt cũng tạo ra nền tảng, giúp trẻ phát triển tốt tư duy, ngôn ngữ. Do đó, các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây để giúp trẻ dễ dàng học tập, phân biệt các loại sự vật.
Trẻ nhỏ thường dễ dàng ghi nhớ, có hứng thú học tập khi được tương tác, cảm nhận các hình ảnh, đồ vật cụ thể. Do đó, mọi người nên giới thiệu các sự vật thông qua hình ảnh, mô hình, đồ vật tương ứng để trẻ dễ dàng nhận biết và phân biệt. Ví dụ: Để trẻ biết phân biệt giữa cái bát và cái cốc bạn sẽ mang 2 đồ vật đó ra để giải thích. Từ đó, trẻ dễ dàng nhận thấy sự khác biệt về kích thước, kiểu dáng cũng như mục đích sử dụng.
Để trẻ dễ tiếp thu, bạn cũng nên lấy ví dụ về sự vật từ những điều gần gũi xung quanh trẻ. Khi đó, trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu và cũng có thể liên kết kiến thức đã học vào thực tế. Ví dụ: Bạn chỉ vào cái bàn bình thường để miêu tả, giải thích về mục đích sử dụng để ăn cơm, học bài. Hay khi chỉ đến cái mũ mà bé dùng, bạn giải thích đây là đồ làm bằng vải, được đội lên đầu để che nắng, mưa.
Bài viết trên, KidsUP đã giải thích sự vật là gì, phân loại và trình bày vai trò, vị trí của sự vật trong câu. Qua đó, chắc hẳn mọi người cũng thấy được tầm quan trọng của khái niệm này trong ngôn ngữ, tư duy, giao tiếp. Vì vậy, nếu có con em đang trong quá trình học tập, bạn hay tham khảo để hướng dẫn cho trẻ nhé.
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!