Thí nghiệm: Giải thích: Ga-li-lê cho rằng hòn bi sẽ không lăn được đến độ cao ban đầu. Nguyên nhân là do có ma sát. Ông tiên đoán rằng nếu 2 máng nằm ngang và không có ma sát thì hòn bi sẽ chuyển động với vận tốc không đổi mãi mãi.
Định luật 1 Newton phát biểu rằng: Nếu một vật không chịu tác dụng của bất cứ lực nào hoặc chịu tác dụng của nhiều lực nhưng tổng hợp lực của các lực này bằng không thì vât giữ nguyên trạng thái chuyển động thẳng đều hoặc đứng yên.Nói một cách cụ thể ...
Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng lẫn về độ lớn.Lưu ý: Định luật I Newton còn có tên gọi khác là định luật quán tính. Chuyển động thẳng đều thường được gọi là chuyển động theo quán tính
Định luật I Newton lý giải tính chất quán tính của một vật. Nói cách khác, đó là tính chất bảo toàn trạng thái lúc chuyển động. Định luật I Newton được vận dụng khá nhiều trong thực tế. Ví dụ: như khi bạn đang ngồi trên một xe ôtô, khi chiếc xe bắt đầu chạy, mọi người ngồi trên xe theo quán tính sẽ bị ngã về phía sau. Trái lại, lúc xe đột ngột phanh gấp lại thì mọi người sẽ bị chúi về phía trước. Tương tự như lúc xe cua sang trái hoặc sang phải.
Định luật 2 Newton phát biểu rằng: Sự biến thiên động lượng của một vật tỉ lệ thuận với xung lực đã tác dụng lên nó. Vectơ biến thiên động lượng với vectơ xung lực gây ra nó luôn cùng hướng. Hay gia tốc của một vật sẽ cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc luôn tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật đó.
Trong đó: Lưu ý: Trong trường hợp nhiều lực cùng một lúc tác dụng lên vật như lực F1, F2, …,Fn thì F được gọi là là hợp lực của các lực. Khi đó: F = F1 + F2 + F3 +... + Fn (Các đại lượng F là đại lượng vectơ)
Khối lượng được định nghĩa là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.Khối lượng có các tính chất sau:
Trọng lực được định nghĩa là lực của Trái Đất tác dụng vào vật, làm cho chúng xuất hiện một gia tốc rơi tự do. Kí hiệu của trọng lực là vectơ P. Đặc điểm của trọng lực: Trọng lượng được định nghĩa là độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật bất kì, có kí hiệu là P. Người ta dùng lực kế để xác định giá trị của trọng lượng. Công thức tính trọng lượng: P = m.g (P và g là đại lượng vectơ)
Định luật 2 Newton đã giúp chúng ta hiểu hơn về khái niệm lực, cũng như mối quan hệ giữa gia tốc, hợp lực và khối lượng của vật. Từ những mối quan hệ này, người ta có thể ứng dụng vào cuộc sống để làm giảm ma sát khi cần thiết, cung như việc sản xuất những máy móc, thiết bị, dụng cụ với khối lượng hợp lý.Ví dụ: Đối với xe đua, nhờ vào định luật 2 Newton, những nhà sản xuất sẽ tìm cách tính toán để làm giảm khối lượng xe, giúp xe có thể tăng tốc nhanh hơn.
Khi một vật tác dụng một lực lên vật khác thì vật đó cũng bị vật đó cũng tác dụng ngược trở lại một lực. Khi đó, ta nói giữa 2 vật có sự tương tác lực.
Định luật Newton thứ 3 phát biểu rằng: Đối với mỗi lực tác động luôn luôn có một phản lực có cùng độ lớn. Hay nói cách khác, các lực tương tác giữa 2 vật bao giờ cũng là những cặp lực có cùng phương, cùng độ lớn, có chiều ngược nhau và khác điểm đặt.
Định luật 3 Newton chứng minh rằng lực không xuất hiện riêng lẻ, mà sẽ có sự xuất hiện theo từng cặp động lực, phản lực. Lực chỉ xuất hiện khi có sự tương tác nhất định giữa 2 hoặc nhiều vật với nhau.Ví dụ: Khi đập quả bóng vào tường, tác dụng vào tường một lực ép. Theo định luật 3 Newton, tường sẽ tác dụng lại quả bóng một phản lực làm quả bóng bị bật ngược trở lại.Xem thêm: Chuyển động tròn đều là gì? Các đại lượng đặc trưng và công thức tính cần nhớ (Vật Lý 10)
Sau đây là các bài tập đi kèm với đáp án cụ thể giúp các em củng cố kiến thức về 3 định luật Newton.Câu 1: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?A. Vật chuyển động tròn đều.B. Vật chuyển động trên quỹ đạo thẳng.C. Vật chuyển động thẳ...
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!