VSync là gì và có tác dụng gì trong việc chơi game? Đây là một câu hỏi được rất nhiều người là game thủ quan tâm. Nếu bạn cũng đang có cùng thắc mắc thì hãy xem ngay bài viết này. Bài viết sẽ cung cấp thông tin liên quan về cách tắt VSync Intel cũng như ưu và nhược điểm của công nghệ này? Hãy cùng tìm hiểu ngay bây giờ nhé.
VSync là gì? VSync trong Game là gì?
VSync (Vertical Synchronization) là một công nghệ khóa đồng bộ hóa giữa khả năng tạo hình của GPU và tần số làm mới của màn hình. GPU sẽ đợi màn hình máy tính xử lý xong hình ảnh và đồng bộ với GPU. Nhờ đó, FPS sẽ bị hạn chế ở một mức nào đó để đảm bảo khung hình đạt được độ mượt mà.
Vì vậy, vấn đề xé ảnh hay nhòe hình khi có quá nhiều hình ảnh xuất hiện cùng một lúc sẽ được giải quyết. Giúp phần đồ họa trong game thêm thực tế, sống động và đẹp mắt hơn. Từ đó tạo cảm giác thích thú hơn cho người chơi.
VSync có tạo ra sự khác biệt lớn không?
VSync chỉ giúp ngăn chặn xé ảnh bằng cách giới hạn khung hình khi cần thiết. Nếu màn hình của bạn không thể theo kịp tốc độ khung hình của một trò chơi. VSync có thể làm cho sự khác biệt lớn.
Tuy nhiên, VSync không thể cải thiện được chất lượng màu sắc, độ sáng cũng như độ phân giải của hình ảnh. Vì vậy, bạn có thể coi nó là một công nghệ giúp loại bỏ một vấn đề cụ thể hơn là cải tiến về mặt hình ảnh.
Ngoài ra, bật VSync cũng có thể phát sinh các vấn đề liên quan đến hiệu suất của thiết bị. Do phải khóa khung hình một cách cố định. VSync buộc khung hình phải được hiển thị trước khi màn hình thiết bị hiển thị hình ảnh.
Chính vì vậy mà màn hình sẽ phải giữ lại những hình ảnh trước đó đến khi hình ảnh tiếp theo đã được sẵn sàng. Điều này gây tình trạng lag đối với các trò chơi yêu cầu có FPS cao. Vì vậy mà vào năm 2022, VSync đã bị coi là phần mềm lỗi thời.
Ưu nhược điểm của VSync là gì?
Để hiểu rõ hơn về công nghệ VSync. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về những ưu nhược điểm của công nghệ này qua thông tin dưới đây nhé.
Ưu điểm VSync là gì?
Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của công nghệ VSync:
- Giảm nhiệt độ của GPU khi chơi game cũ: Khi chơi những game cũ có đồ họa thấp hơn khả năng xử lý của GPU. GPU sẽ làm việc quá sức và nóng lên. Bằng cách bật VSync, bạn sẽ giới hạn FPS theo tần số quét của màn hình. Đồng thời ngăn chặn hiện tượng không đồng bộ trên GPU
- Cải thiện chất lượng hình ảnh trong game: VSync có nhiệm vụ điều chỉnh đồ họa của game cho phù hợp với màn hình. Từ đó tránh hiện tượng hình ảnh bị rách, nhòe.
Nhược điểm VSync là gì?
Dưới đây là một số nhược điểm không mong muốn công nghệ VSync:
- Làm chậm thời gian phản ứng của bàn phím và chuột: Do phải chờ màn hình sẵn sàng mới hiển thị hình ảnh. VSync sẽ làm giảm độ nhạy của chuột và bàn phím. Điều này sẽ gây khó khăn cho người chơi khi cần thực hiện các thao tác nhanh.
- Đòi hỏi GPU mạnh để duy trì khung hình ổn định: VSync chỉ hoạt động tốt khi GPU có thể đạt FPS bằng hoặc cao hơn tần số quét của màn hình. Nếu không, sẽ dễ xảy ra hiện tượng không đồng bộ và giật lag khi chơi game.
- Làm giảm độ mượt của một số hoạt động trong game: Nếu máy tính của bạn không có cấu hình cao nhưng bạn vẫn sử dụng phần mềm xử lý đồ họa. Chắc chắn trải nghiệm chơi game của bạn sẽ không được trơn tru và ổn định.
Có nên bật VSync trong Game Settings hay không?
Có nhiều người thắc mắc, VSync là gì và khi nào thì nên bật hay tắt VSync trong Game Settings. Phần thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp điều đó.
Khi nào nên bật chế độ VSync
Khi bạn thấy hình ảnh trong game bị mờ hoặc bị rách khung hình khi đang chơi. Điều này có nghĩa là đồ họa không được hiển thị mượt mà và ổn định. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể sử dụng tính năng VSync để cải thiện chất lượng hình ảnh.
Nguyên nhân của hiện tượng rách khung hình là do GPU gửi quá nhiều hình ảnh cho màn hình. Trong khi màn hình không kịp xử lý. Khi bạn bật VSync, hệ thống sẽ điều chỉnh tốc độ gửi khung hình của GPU. Nhờ vậy đảm bảo rằng mỗi khung hình chỉ được hiển thị khi màn hình đã sẵn sàng.
Khi nào nên tắt chế độ VSync
Khi bạn gặp phải các trường hợp dưới đây thì nên tắt chế độ VSync:
- Nếu bạn bật VSync mà thấy máy tính của bạn nóng quá mức cho phép. Bạn nên tắt VSync để bảo vệ máy tính của bạn.
- Nếu bạn đã hài lòng với đồ họa trong game. Bạn không cần bật VSync vì nó có thể làm máy tính của bạn bị giật lag khiến bạn khó chơi game.
- Bạn cần giảm độ trễ của chuột và bàn phím để có thể phản ứng kịp thời và chính xác trong game.
Cách bật/tắt công nghệ VSync Intel đơn giản
Cách bật/tắt công nghệ VSync Intel vô cùng đơn giản. Bạn có thể tham khảo 3 bước làm dưới đây:
Bước 1: Đầu tiên bạn click chuột phải vào bất kỳ vùng trống nào trên màn hình. Tiếp theo bạn chọn NVIDIA Control Panel.
Bước 2: Sau đó bạn nhấn vào Manage 3D Settings.
Bước 3: Bạn chọn tiếp vào Vertical VSync. Sau đó bạn chọn On để bật VSync lên. Hoặc chọn Off để tắt công nghệ này.
Như vậy chỉ sau 3 bước đơn giản là bạn đã thực hiện thành công cách bật/tắt công nghệ VSync rồi đấy.
Công nghệ VSync có tốt hơn G-Sync hoặc FreeSync không?
Tương tự như VSync, G-Sync và FreeSync cũng là công nghệ giúp thực hiện đồng bộ hoá khung hình. Tuy nhiên theo nhiều đánh giá thì G-Sync và FreeSync ra đời là nhằm cải thiện các nhược điểm của VSync.
Cả hai công nghệ GPU mới này đều có thể đồng bộ hoá tốc độ làm mới dữ liệu với tốc độ khung hình trên card đồ hoạ. FreeSync và G-Sync đảm bảo bạn không gặp phải việc giật lag như khi sử dụng công nghệ VSync. Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến độ chính xác và tính đồng nhất của hình ảnh.
Do đó, FreeSync và G-Sync được xem là những phiên bản cải tiến hơn. Nhờ vậy cũng được nhiều người dùng hơn VSync.
Kết luận
Như vậy, mình đã hoàn tất chia sẻ đến bạn thông tin VSync là gì cùng cách bật/ tắt nhanh chóng VSync Intel. Do công nghệ này có ưu và nhược điểm riêng nên nếu bạn thấy phù hợp thì có thể lựa chọn sử dụng. Ngoài ra bạn cũng có thể chia sẻ bài viết này để những ai đã từng dùng công nghệ này. Họ có thể vào chia sẻ trải nghiệm sử dụng.