Như thường lệ, thị trường smartphone Việt Nam hoạt động rất mạnh mẽ mỗi khi một mẫu iPhone được bán ra, chỉ khác, năm nay không phải iPhone xách tay, thay vào đó là nhập khẩu. Mình cũng khá bất ngờ vì thông tin này, phần lớn hàng xách tay đã bị kiểm soát một cách chặt chẽ. Rất nhiều đại lý đã nhận được chứng chỉ AAR (Apple Authorised Resellers) nên nhiều quy định được đặt ra. Tuy nhiên, với nhu cầu tăng cao, việc iPhone nhập khẩu có mặt sớm là điều dễ hiểu.
ShopDunk là đơn vị đầu tiên đưa iPhone 12 về trong nước nhưng chỉ phục vụ giải quyết thị hiếu của người tiêu dùng, muốn trải nghiệm sớm sản phẩm của Apple. Cửa hàng cũng cho biết giá bán của iPhone 12 bản chính hãng sẽ có mức giá tốt hơn nhờ sự cạnh tranh giữa các AAR và một phần đến từ chiến lược bán hàng của Apple. Đêm ngày 23/10, iPhone 12 và iPhone 12 Pro đã về Việt Nam, thu hút rất nhiều người đến trải nghiệm. iPhone 12 về với đủ màu sắc đen, trắng, đỏ, xanh lá và xanh da trời.
Ba màu sắc theo mình là đẹp hơn là trắng, đỏ, xanh lá. Màu xanh da trời rất khác so với những gì Apple quảng cáo, trong khi màu đen không thực sự nổi bật. Apple đã loại bỏ màu tím, trong khi đỏ, xanh lá có phần nhạt hơn so với iPhone 11 năm ngoái. Có nhiều ý kiến trái chiều về việc thay đổi sắc độ, riêng mình thì ủng hộ. Màu đỏ trên iPhone 11 quá rực trong khi màu xanh lại đậm đậm nhìn giống “đồ chơi”.
Ngoài màu sắc, Apple cũng thay đổi thiết kế của iPhone 12 và phụ kiện đi trong hộp. Với mục tiêu “bảo vệ môi trường”, Apple đã thiết kế hộp đựng máy tối giản và chỉ chứa dây Lightning to USB-C, giấy hướng dẫn, một sticker Apple, que chọc SIM. Vấn đề này cũng được nhiều người “dè bỉu” thậm chí các hãng smartphone lôi ra để trêu chọc Apple nhưng rốt cuộc, doanh số của iPhone 12 vẫn rất ấn tượng.
Về thiết kế, điểm khác biệt đầu tiên của iPhone 12 là phần cạnh viền được làm phẳng, vuông vắn tương tư như iPhone 5, iPhone 5s, iPhone SE và iPad Pro. Điều ước của iFan nói riêng và cộng đồng người dùng iPhone nói chung mong mỏi trong nhiều năm qua. Apple đã quay trở lại cạnh viền bằng kim loại phẳng, phủ nhám huyền thoại.
iPhone 12 sở hữu màn hình 6.1 inches, tương đương iPhone 11 và iPhone 12 Pro năm nay, tấm nền được sử dụng là OLED thay vì LCD. Độ phân giải cũng được tăng lên 1170 x 2532 pixels (Apple gọi màn hình này là Super Retina XDR OLED) so với 828 x 1792 Pixels (Liquid Retina LCD), chỉ dừng lại . Apple cũng phủ thêm một lớp Ceramic lên bề mặt kính của iPhone 12 để gia tăng độ bền. Tấm nền màn hình và lớp kính được gắn liền với nhau để tăng độ sáng, độ trong, độ tương phản nhưng đổi lại khi vô tình làm vỡ thì sẽ phải thay cả cụm (không thể ép kính như trước). Chưa kể tấm nền OLED cũng khá nhạy cảm với va đập dẫn đến hiện tượng sọc, điều này đã từng xuất hiện trên iPhone X.
Trong quá trình trải nghiệm chung, rất nhiều người cầm, nắm iPhone 12 dẫn đến một vài vết xước sâu trên màn hình. Mình không rõ những người kia như thế nào nên không thể đánh giá về chất lượng tấm phủ Ceramic của Apple, chỉ là thiện cảm bị giảm, hụt hẫng. Các yếu tố khác về camera và cấu hình thực sự thuyết phục.
iPhone 12 là mẫu điện thoại mạnh nhất hiện nay với vi xử lý Apple A14 Bionic (tiến trình 5nm), RAM 4GB và bộ nhớ trong 64GB, trong khi đó, camera chính khẩu độ f/1.6 lớn hơn thu sáng tốt hơn. Nếu bạn không cần một camera tele, iPhone 12 là lựa chọn hợp lý hơn so với iPhone 12 Pro.
Với mức giá đợt đầu là 23 triệu đồng, iPhone 12 có phải mẫu smartphone đáng mua nhất trong giai đoạn cuối năm? Với mình thì có bởi Apple đã thay đổi từ trong ra ngoài một cách toàn diện từ iPhone 11 lên iPhone 12.
Nếu có nhu cầu sở hữu những chiếc iPhone 12 đầu tiên có thể tham khảo giá bán tại cửa hàng ShopDunk nhé!