Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam.
Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao.
Một trong những từ ngữ được quan tâm và mổ xẻ trong thời gian gần đây là cụm từ “Ngạo nghễ”.
Theo định nghĩa của nhiều từ điển, “ngạo nghễ” có nghĩa là tỏ ra không chút sợ sệt, mà coi thường, bất chấp tất cả.
Chẳng hạn như:
Tư thế ngạo nghễ, hiên ngang.
Mỉm cười ngạo nghễ trước cái chết.
Tuyên bố một cách ngạo nghễ.
Mới đây, trên các phương tiện truyền thông lại xuất hiện cụm từ “Ngạo nghễ Việt Nam” để nói về niềm tự hào của một số cơ quan truyền thông khi cử máy bay chờ 30 người dân về từ Trung Quốc đầu mùa dịch cúm Vũ Hán 2020.
Một Facebooker cũng bày tỏ niềm tự hào này và nhận định việc chính phủ Việt Nam đón 30 công dân Việt Nam từ Vũ Hán về nước tương tự như việc “bậc làm cha, làm mẹ” lo cho con cái.
Dưới đây là một bình luận ngạo nghễ khác đăng trên mạng xã hội:
“Trong khi người dân “văn minh” xứ Hàn biểu tình lớn, dùng máy kéo để phản đối, chặn đường, không cho phép chính phủ Hàn Quốc đưa 720 người dân Hàn Quốc từ Vũ Hán trở về…
Trong khi chính quyền “dân chủ” Nhật Bản, Mỹ bận bịu thu tiền người bệnh muốn trở về nước…
Thì chính phủ Việt Nam chỉ tuyên bố một câu đơn giản “sẵn sàng đón bà con về nước”.
Chúng ta, cũng sẵn sàng chào đón bà con, đồng bào về nước, không gì hơn khi những lúc khó khăn, vòng tay của người Việt lại khiến cho những người con xa xứ cảm thấy được bảo vệ và chở che”.
Tuy nhiên, đến tháng 04-2020, hoàn toàn không có thông báo trước, Việt Nam đột ngột ngừng cấp phép cho tất cả các chuyến bay thương mại, bỏ lại hàng triệu người Việt mắc kẹt trên toàn thế giới, bao gồm:
Người đã hết hạn visa không thể về nước.
Phụ nữ có thai sắp sinh.
Người bị bệnh nặng không có điều kiện đều trị ở quốc gia sở tại.
Sau khi ngưng tất cả các chuyến bay thương mại, chính phủ lại cho phép một số chuyến bay hạ cánh, với điều kiện phải được các đại sứ quán ở nước sở tại… xét duyệt cho về.
Điều này gây ra thêm tiêu cực trong việc tuyển chọn ai được về và ai không vì quy trình xét duyệt này hoàn toàn do đại sứ quán quản lý và không hề có thông tin công bố ra ngoài.
Cơ quan an ninh điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam bốn người gồm Nguyễn Thị Hương Lan, cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Đỗ Hoàng Tùng, phó cục trưởng; Lê Tuấn Anh, chánh văn phòng của cục và Lưu Tuấn Dũng, phó phòng bảo hộ công dân của cục này
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao cung cấp, đầu tháng 12-2021, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, các cơ quan chức năng trong và ngoài nước đã tổ chức hơn 800 chuyến bay, đưa gần 200.000 công dân Việt Nam từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước an toàn.
Tuy nhiên đã có nhiều ý kiến phàn nàn giá vé các chuyến bay nhân đạo đưa công dân về nước cao so với bình thường.
Trả lời về việc này, các hãng bay khẳng định không đặt nặng vấn đề lợi nhuận, giá vé cao là do phát sinh nhiều chi phí khác.
Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao ngày 20-1-2022, báo chí cũng đặt câu hỏi việc công dân về nước theo các chuyến bay giải cứu phải trả số tiền lớn, thủ tục khó khăn và nghi vấn có trục lợi từ các chuyến bay giải cứu.
Ngày 28-1-2022, trung tướng Tô Ân Xô, chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan an ninh điều tra đã khởi tố vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao.
Hành vi sai phạm của các bị can xảy ra trong quá trình xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước nhằm trục lợi cá nhân.
Cơ quan an ninh điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam bốn người gồm Nguyễn Thị Hương Lan, cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Đỗ Hoàng Tùng, phó cục trưởng; Lê Tuấn Anh, chánh văn phòng của cục và Lưu Tuấn Dũng, phó phòng bảo hộ công dân của cục này.
Các bị can bị điều tra về tội nhận hối lộ…
Những thông nói trên có lẽ sẽ giúp hiểu rõ hơn nội hàm của cụm từ “Ngạo nghễ”.
“Ngạo nghễ” giờ đây được hiểu niềm tự hào chôn sâu dưới những tiếng cười mỉa mai và chua chát.
P.V.
Nguồn: Internet