Ô tô - Xe Máy

Cầu xe là gì 2 loại cầu xe ô tô phổ biến có thể bạn chưa biết

Cầu xe là gì?

Cầu xe có dạng hình cầu, nằm giữa trục kim loại nối bánh xe trước và sau của ô tô. Trong đó, trục kim loại là trục được thiết kế theo phương dọc ở giữa, bên dưới toàn bộ khung xe. Do đó, cầu xe bắt buộc phải có để tạo nên kết cấu hoàn chỉnh của khung ô tô, giúp lái xe an toàn hơn trong một số trường hợp chuyển hướng gấp.

Để cầu xe hoạt động hiệu quả nhất có thể, ô tô thường được tích hợp một bộ vi sai (Differential). Thật ra bộ vi sai này là một hệ thống bánh răng dùng để chia momen xoắn của động cơ. Thay vì có một luồng, bộ vi sai tách momen xoắn thành hai luồng làm các bánh xe không có cùng một tốc độ. Cũng nhờ có bộ vi sai mà cầu xe sẽ nhận được lực từ động cơ để truyền đến các bánh xe. Việc này cho phép người điều khiển phương tiện di chuyển qua các khúc cua dễ dàng hơn từ đó giúp hạn chế gây tai nạn, lật xe,...

Cầu xe là gì

Cầu xe có dạng hình cầu (Nguồn: Sưu tầm)

Cấu tạo của cầu xe ô tô

Thông thường, cấu tạo cầu xe ô tô bao gồm 4 bộ phận:

  • Trục các đăng là bộ phận truyền động lực và momen xoắn giữa hộp số - bộ vi sai, dẫn động cầu trước - dẫn động cầu sau. Đóng vai trò là một trục kết nối, trục các đăng được tạo thành từ phần trục là ống thép và khớp các đăng. Trong đó, trục các đăng có 3 khớp nối được ưa chuộng vì độ rung thấp ở tốc độ cao. Ống lót cao su cũng có thể sử dụng để giảm tiếng ồn và giúp xe hoạt động mượt mà.
  • Vỏ bộ vi sai được đặt trên bánh răng thụ động, có tác dụng bảo vệ bộ vi sai. Khi có va chạm hoặc sử dụng lâu, vỏ bộ vi sai có thể bị nứt nên người lái cần chú ý kiểm tra thường xuyên.
  • Bánh răng hành tinh có vai trò điều khiển các bánh răng bán trục. Trong đó, các bánh răng bán trục cùng với bánh răng bị động và bánh răng vi sai để tạo nên một hệ thống truyền động đến bánh xe.
  • Bộ phận bán trục trong và ngoài giúp nối bánh răng bán trục và bánh xe.

Cấu tạo cầu xe ô tô tuy không quá phức tạp, nhưng là sự kết hợp của nhiều yếu tố nhỏ có công dụng khác nhau. Từ đó, cách thức hoạt động của cầu xe sẽ ứng biến theo đoạn đường di chuyển.

  • Xe chạy thẳng: Lực tác động đều lên các bánh xe khi ô tô chạy thẳng, giúp các bánh xe mỗi bên quay cùng dải tốc độ.
  • Xe chạy qua đường vòng, khúc cua: Bánh xe bên ngoài quay với tốc độ nhanh hơn bên trong. Cầu xe sẽ giúp điều chỉnh lực từ momen xoắn sao cho phù hợp với mỗi bánh xe, tạo nên sự kết hợp hoàn chỉnh của cả 4 bánh xe khi chạy qua các đoạn đường quanh co.

Các loại cầu xe ô tô phổ biến hiện nay

Xe 1 cầu (hệ dẫn động 2 bánh)

Xe 1 cầu có cầu xe ở hai bánh trước hoặc hai bánh sau. Theo đó, cầu xe dẫn động phía trước gọi là dẫn động cầu trước. Ngược lại, dẫn động cầu sau dùng để gọi cầu xe dẫn động đặt ở phía sau.

  • Xe dẫn động cầu trước (Front-Wheel Drive) dẫn lực từ động cơ đến cầu trước để truyền động cho bánh xe trước.
    • Ưu điểm: Bộ phận dẫn động cầu trước của xe nhỏ gọn nhưng có sức kéo tốt. Chi phí sửa chữa thấp.
    • Nhược điểm: Trọng lượng của xe lên cầu xe chênh lệch giữa cầu trước và cầu sau. Vì hai bánh trước đồng thời kéo và chuyển hướng lái của ô tô nên không đạt hiệu quả tối đa.
  • Xe dẫn động cầu sau (Rear-Wheel Drive) dẫn lực từ động cơ đến cầu sau để truyền động cho bánh xe sau.
    • Ưu điểm: Khả tăng tăng tốc được đánh giá cao vì bánh sau sẽ thay thế bánh trước đẩy nhanh tốc độ xe. Khi đó, bánh trước chỉ đảm nhận mỗi vai trò đánh lái cho xe.
    • Nhược điểm: Bánh xe bám đường kém trên đoạn đường trơn trượt.

So sánh xe dẫn động cầu trước và xe dẫn động cầu sau

Xe 1 cầu (Nguồn: Sưu tầm)

Xe 2 cầu (hệ dẫn động 4 bánh)

Xe 2 cầu là phiên bản nâng cấp của xe 1 cầu với những ưu điểm vượt trội.

Xe dẫn động 4 bánh bán thời gian:

Cơ chế dẫn động đồng thời 4 bánh chứ không còn từng hai bánh ở cầu trước và cầu sau như xe 1 cầu. Thay vào đó, 4 bánh xe đều được truyền động từ hoặc cầu trước hoặc cầu sau.

  • Ưu điểm: Bánh xe bám đường tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho xe di chuyển địa hình dốc.
  • Nhược điểm: Cấu tạo phức tạp hơn với cơ chế “gài cầu”, hộp số phụ.

Xe 2 cầu là gì

Toyota Fortuner 2.8AT 4×4 sử dụng hê thống dẫn động 2 cầu bán thời gian, gài cầu điện tử (Nguồn: Sưu tầm)

Xe dẫn động 4 bánh toàn thời gian:

Tương tự như xe dẫn động 4 bánh bán thời gian, các bánh xe của xe dẫn động này cũng được truyền động cùng lúc. Tuy nhiên, xe sẽ được mặc định dẫn động 4 bánh và không thể chuyển thành dẫn động cầu trước hoặc sau.

  • Ưu điểm: Loại bỏ cơ chế “gài cầu”. Độ bám đường cao nhất trong các loại trên và động cơ hoạt động khoẻ hơn.
  • Nhược điểm: Làm trọng lượng xe tăng lên đáng kể. Giá thành cao dẫn đến chi phí sửa chữa và thay thế cao.

Trên bài viết, chúng tôi đã cung cấp đến bạn những thông tin liên quan đến cầu xe như cấu tạo, phân loại… khách hàng muốn kiểm tra tình trạng cầu xe định kỳ có thể đăng ký lịch bảo dưỡng để sử dụng dịch vụ chăm sóc xe từ Toyota. Ngoài ra, chương trình đăng ký lái thử vẫn đang hoạt động để phục vụ khách hàng yêu thích các dòng xe Toyota.

Quý khách có thể liên hệ qua thông tin sau để biết thêm thông tin:

  • Tổng đài tư vấn: 1800 1524 - 0916 001 524
  • Email chăm sóc khách hàng: [email protected]

>>> Xem thêm:

  • Hệ thống treo trên ô tô là gì? Cấu tạo, công dụng và nguyên lý làm việc
  • Cảm biến lưu lượng khí nạp là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
  • Hệ thống điện trên ô tô: Lý thuyết và các hệ thống điện - điện tử cơ bản nhất

Tag: dây curoa là gì, hệ thống phun xăng điện tử là gì, cảm biến lưu lượng khí nạp là gì, động cơ đốt trong là gì, trục cam là gì, thước lái ô tô là gì, két nước ô tô là gì, hệ thống bôi trơn là gì, momen xoắn là gì, ắc quy ô tô là gì, mã lực là gì, áp suất lốp là gì, phanh tang trống là gì, hệ thống treo trên ô tô là gì

Khám phá thêm về Toyota tại:

Facebook | Youtube | Instagram