Nội dung bài viết
- Các mùa ở Việt Nam được xác định từ thời gian nào?
- Đặc điểm khí hậu các mùa ở Việt Nam như thế nào?
- 1. Mùa xuân (Ấm áp)
- 2. Mùa hè/ mùa hạ (nóng bức)
- 3. Mùa Thu (Mát mẻ)
- 4. Mùa Đông (Lạnh và khô)
Đặc điểm khí hậu các mùa ở Việt Nam như thế nào?
Các mùa ở Việt Nam được xác định từ thời gian nào?
Ở Việt Nam, cụ thể ở các tỉnh phía Bắc (Miền Bắc và Miền Trung), khí hậu được chia thành 4 mùa với các mốc thời gian như sau
-
Mùa xuân: Thường bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 5
-
Mùa hè (mùa hạ): Thường bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 8
-
Mùa thu: Thường bắt đầu vào tháng 9 và kết thúc vào tháng 11
-
Mùa đông: Thường bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 2 của năm sau.
Còn ở khu vực Miền Nam thường có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô.
-
Mùa mưa: Bắt đầu từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 (một số năm thì bắt đầu muộn hơn từ giữa tháng 5) và kết thúc vào khoảng tháng 11.
-
Mùa khô: Bắt đầu từ đầu hoặc giữa tháng 11 và kết thúc vào khoảng cuối tháng 4
=> Xem thêm: Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ rừng? Tầm quan trọng của việc này là gì?
Đặc điểm khí hậu các mùa ở Việt Nam như thế nào?
Tuy lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu Việt Nam lại có sự phân hóa đa dạng theo không gian, thời gian, địa hình và khu vực.
Đối với khu vực các tỉnh miền Bắc và miền Trung, khí hậu được chia thành 4 mùa: Mùa xuân, mùa hạ (hè), mùa thu và mùa đông. Còn đối với các tỉnh phía Nam, do có đặc điểm địa lý nằm gần Lào và Campuchia nên khí hậu ở đây sẽ có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa.
1. Mùa xuân (Ấm áp)
Mùa xuân là mùa khởi đầu với sự ra đời của nhiều loài hoa và cây cỏ. Thời tiết ấm áp dần khiến cho cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc, khoe hương. Vì thế, đây cũng là một mùa đẹp nhất trong năm. Và cũng là mùa mà có nhiều lễ hội lớn được tổ chức, đặc biệt là Tết Nguyên Đán…
Mùa xuân ở Việt Nam trăm hoa đua nở
Khí hậu mùa xuân tương đối mát mẻ với nền nhiệt dao động từ 20 - 21 độ. Đối khi có kèm theo mưa phùn. Đặc điểm thời tiết của mùa xuân rất thích hợp cho việc bắt đầu mùa vụ, trồng trọt của người nông dân.
2. Mùa hè/ mùa hạ (nóng bức)
Mùa hè ở Việt Nam
Mùa hạ là mùa nóng nhất trong năm ở Việt Nam, đặc biệt là ở cá tỉnh miền Bắc và miền Trung. Mùa hè ở miền Bắc khô ráo nhưng nắng khá chói chang và gay gắt, đôi khi có những cơn mưa nhanh vào buổi chiều. Nắng nóng đỉnh điểm ở miền Bắc thường rơi vào tháng 6 và tháng 7 trong năm. Đối với các tỉnh thuộc khu vực eo biển Duyên hải miền Trung, thường xuyên đón nhận những cơn gió Phơn (gió Lào) khô nóng nên thời tiết có phần khắc nghiệt hơn. Gió Phơn thường gây ra tình trạng hanh khô trên diện rộng, rất dễ gây nên hỏa hoạn, cháy rừng.
Còn Miền Nam thường trải qua mùa hạ khá dài, nhưng nhiệt độ ổn định và nắng nhiều hơn, với mưa đều đặn vào buổi chiều.
3. Mùa Thu (Mát mẻ)
Khí hậu 4 mùa ở Việt Nam thì mùa Thu là mùa mát mẻ và dễ chịu nhất. Nhiệt độ giảm xuống, đặc biệt là vào ban đêm và sáng sớm.
Mùa thu ở Việt Nam
Khi đất trời chuyển sang mùa thu, thiên nhiên cũng có bước chuyển mình rõ rệt. Những ngày đầu thu có thể xuất hiện những cơn mưa nhiều ngày. Điều này khiến cho không khí dễ chịu hơn, mát mẻ hơn.
Nền nhiệt giảm dần và chắc chắn không còn cảm thấy cái ngột ngạt, oi bức của mùa hè nữa mà là cái dễ chịu, mát mẻ với những cơn gió man mác xâm lấn tâm hồn. Dấu hiệu nhận biết thu sang rõ nét nhất chính là chúng ta dễ dàng thấy được những làn sương mù nhẹ vào sáng sớm còn vào buổi tối thì thời tiết có chút se se lạnh. Vào cuối thu, cây cối bắt đầu rụng lá để chuẩn bị cho thời kỳ ngủ đông.
=> Xem thêm: Bụi mịn có trong khí thải ô tô, xe máy gây hại thế nào tới sức khỏe con người?
4. Mùa Đông (Lạnh và khô)
Mùa đông ở Việt Nam
Tại các tỉnh Miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc, vào mùa đông thời tiết khô và lạnh, nhiệt độ có thể xuống thấp và đôi khi có cả sương mù. Nhiệt độ mùa đông hạ xuống thấp 15 độ C. Có những hôm nhiệt độ xuống dưới 10 độ C kèm thêm những trận mưa phùn khiến cho thời tiết càng trở nên khắc nghiệt. Cái lạnh được miêu rả là “cắt da, cắt thịt” khiến người ta không muốn ra ngoài đường. Ở những vùng núi cao như Sapa, mùa đông còn khắc nghiệt, có thời điểm nhiệt độ có thể hạ giảm đến 0 độ C kèm theo tuyết rơi.
Miền Trung có khí hậu ôn đới mùa đông, nhiệt độ thoải mái và khô ráo.
Miền Nam có khí hậu nhiệt đới mùa đông, nhiệt độ ấm áp và hơi mát hơn so với mùa hè.
Có thể thấy, mỗi mùa trong năm đều có những đặc điểm và nét đẹp riêng. Hy vọng qua bài viết trên đây sẽ giúp bạn biết được đặc điểm khí hậu các mùa ở Việt Nam để có những dự tính riêng cho những chuyến đi của mình mà không bị cản trở bởi thời tiết.